Giới thiệu về một truyền thống tự hào ở quê hương em (6 Mẫu) Hoạt động trải nghiệm 7: Tự hào truyền thống quê hương
Giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương tổng hợp 6 mẫu khác nhau cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách giới thiệu với mọi người về truyền thống tự hào của địa phương mình.
Giới thiệu truyền thống của quê hương các em có thể kể về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống yêu nước ... Với 6 mẫu giới thiệu về một truyền thống tự hào ở quê hương mà Download.vn đăng tải dưới đây các em sẽ nhanh chóng biết cách viết đoạn văn hay.
Giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương hay nhất
- Viết đoạn văn giới thiệu về một truyền thống ở quê hương em - Mẫu 1
- Giới thiệu về một truyền thống tự hào ở quê hương - Mẫu 2
- Giới thiệu về một truyền thống tự hào ở quê hương - Mẫu 3
- Giới thiệu về truyền thống tự hào ở quê hương em - Mẫu 4
- Giới thiệu về truyền thống tự hào ở quê hương em - Mẫu 5
- Giới thiệu về truyền thống quê hương - Mẫu 6
Viết đoạn văn giới thiệu về một truyền thống ở quê hương em - Mẫu 1
Truyền thống hiếu học là một trong những truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam ta. Trong đó thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội.
Giới thiệu về một truyền thống tự hào ở quê hương - Mẫu 2
Truyền thống của quê hương: Tôn sư trọng đạo
Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:"Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy". Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.
Giới thiệu về một truyền thống tự hào ở quê hương - Mẫu 3
Đất nước ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, nhưng nói đến Tây Nguyên là nói đến những vườn cà phê xanh rì rào, những vườn chè mướt một màu xanh, những dây tiêu lắm hạt, những cây sầu riêng cao sai quả. Đó là những thành quả của một truyền thống tốt đẹp được hình thành lâu đời nơi đây - truyền thống cần cù lao động. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu, nước tưới,...con người nơi đây đã phát triển vùng đất này theo cách của họ. Họ trồng xen canh nhiều loại cây, chăm chỉ tìm tòi, học tập, cần mẫn chăm sóc cây trồng. Vào những ngày mưa, hình ảnh con người trong các khu vườn đang hái cà phê, bón phân, phát cỏ không hề ít. Họ làm từ sáng sớm đến tối mịt, chăm chỉ, cần cù từ ngày này qua ngày khác. Dần dần, nó trở thành nếp sống của những người lao động nơi đây - một trong những truyền thống tốt đẹp của vùng đất Tây Nguyên.
Giới thiệu về truyền thống tự hào ở quê hương em - Mẫu 4
Quê hương em từ xa xưa đã có truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm. Ông cha em cũng các chiến sĩ vô cùng dũng cảm, không màng hiểm nguy sẵn sàng chiến đấu với giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Em rất biết ơn ông cha em và những người chiến sĩ, em muốn học tập thật tốt để có thể noi gương ông cha, làm những điều tốt đẹp cho mọi người và cho Tổ quốc.
Giới thiệu về truyền thống tự hào ở quê hương em - Mẫu 5
Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ nổi bật với chiếc khăn đội đầu màu đỏ. Chiếc khăn đội đầu này có thể được trang trí với rất nhiều hình thù như vết chân hổ, cây vạn hoa... Trong trang phục truyền thống của người Dao Đỏ, chiếc áo dài là quan trọng nhất. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Hoa văn trang trí trên quần được thêu tỉ mỉ. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ-vàng-trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám... Trang phục của người Dao Đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc ở Tây bắc.
Giới thiệu về truyền thống quê hương - Mẫu 6
Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội. Tinh thần hiếu học đó đề cao sự học hỏi, không ngừng tiếp thu về tri thức, con người cũng như phát triển được giá trị cho bản thân, xã hội và nâng cao tri thức của mỗi con người. Muốn nâng cao được tầm tri thức của mình, những truyền thống đó ngày càng được thể hiện một cách sâu sắc, đó là tinh thần ham học hỏi, nâng cao tri thức của bản thân, không ngừng phê và tự phê để có được những điều tốt nhất cho mình. Học hỏi không chỉ giúp họ phát triển được tri thức, nâng cao được giá trị cho bản thân, mà hiếu học còn để lại cho dân tộc những truyền thống văn hóa, đạo đức đáng quý của con người.