KHTN 8 Bài 15: Áp suất trên một bề mặt Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 59, 60, 61, 62, 63

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 15: Áp suất trên một bề mặt giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 59, 60, 61, 62, 63 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 15 Chương III: Khối lượng riêng và áp suất trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

I. Áp lực là gì?

Quan sát Hình 15.1, hãy chỉ ra lực nào trong số các lực được mô tả dưới đây là áp lực.

  • Lực của người tác dụng lên sợi dây.
  • Lực của sợi đây tác dụng lên thùng hàng.
  • Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn.
  • Lực của ngón tay tác dụng lên mũi đính.
  • Lực của đầu đình tác dụng lên tấm xốp.

Hình 15.1

Trả lời:

Lực của đầu đình tác dụng lên tấm xốp là áp lực

II. Áp suất

Công thức tính áp suất

Câu 1. Một xe tăng có trọng lượng 350 000 N.

a) Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đường là 1,5 m2.

b) Hãy so sánh áp suất của xe tăng với áp suất của một ô tô có trọng lượng 25 000 N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường năm ngang là 250 cm2.

Trả lời:

Một xe tăng có trọng lượng 350 000 N.

a) Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang

p = \frac{F}{S} = \frac{350 000}{1,5} = 233 333 (N)

b) Áp suất của một ô tô:

p = \frac{F}{S} = \frac{25 000}{0,025} = 1 000 000 (N)

Vậy áp suất của ô tô lớn hơn xe tăng.

Câu 2. Hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.

Trả lời:

Do diện tích bề mặt tiếp xúc với đệm khi nằm lớn hơn khi đứng, áp lực như nhau nên áp suất bề mặt khi nằm nhỏ hơn khi đứng. Vì vậy ta thấy khi đứng đệm lún sâu hơn.

Câu 3. Từ công thức tính áp suất p = \frac{F}{S} hãy đưa ra nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất.

Trả lời:

Từ công thức tính áp suất

p = \frac{F}{S}

Các cách làm tăng áp suất

Để tăng áp suất, ta có thể tăng áp lực F và giảm diện tích bị ép S, hoặc làm theo các cách sau:

  • Cách 1: Tăng áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
  • Cách 2: Giảm diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.
  • Cách 3: Đồng thời giảm diện tích bị ép, tăng áp lực.

Các cách làm giảm áp suất

Muốn giảm áp suất thì ta giảm áp lực F và tăng diện tích bị ép S, hoặc:

  • Cách 1: Tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.
  • Cách 2: Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
  • Cách 3: Vừa giảm áp lực tác dụng lên bề mặt, vừa tăng diện tích tiếp xúc.

Công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất

Nêu thêm những ví dụ trong thực tế về công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất.

Trả lời:

Ví dụ cách làm tăng áp suất

  • Trong thực tế, để tăng áp suất của đinh khi đóng vào một vật nào đó người ta làm cho đầu đinh nhọn (giảm diện tích bị ép)
  • Vót nhọn cọc tre trước khi cắm xuống đất để tăng áp suất.
  • Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn -> giảm diện tích bị ép nên áp suất tăng.

Ví dụ cách làm giảm áp suất

  • Kê thêm vật vào dưới chân bàn, chân tủ để giảm áp suất.
  • Kéo bánh xe đi trên mặt đất mềm không bị lún là tăng diện tích mặt bị ép.
  • Xe tăng dùng xích có bản rộng để giảm áp suất
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 45
  • Lượt xem: 2.542
  • Dung lượng: 111,5 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo