Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống Viết đoạn văn về sự đồng cảm trong cuộc sống
Viết đoạn văn về sự đồng cảm và chia sẻ mang đến 14 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết. Qua đoạn văn nghị luận về sự đồng cảm, sẻ chia các em có thêm nhiều nguồn tư liệu học tập hữu ích, biết cách lựa chọn ngôn từ để hoàn thiện bài văn của riêng mình.
Đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như lời nói an ủi, động viên, khích lệ. Cũng có thể là hành động đẹp thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách" đầy tính nhân văn. Vậy sau đây là 14 đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống mời các bạn theo dõi nhé. Bên cạnh đó các em xem thêm: đoạn văn nghị luận về lối sống ích kỉ, đoạn văn suy nghĩ của em về trách nhiệm đối với cha mẹ, đoạn văn nghị luận về tình bạn.
Viết đoạn văn về sự đồng cảm và chia sẻ hay nhất
- Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia
- Viết đoạn văn 200 chữ về sự đồng cảm
- Viết đoạn văn về sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống
- Viết đoạn văn khoảng 150 chữ cảm nhận về sự cần thiết của đồng cảm trong cuộc sống
- Viết đoạn văn về sự đồng cảm trong cuộc sống
- Đoạn văn về sự đồng cảm trong cuộc sống
- Viết đoạn văn về sự đồng cảm và chia sẻ
- Viết đoạn văn về sự cảm thông và chia sẻ
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia
“Lá lành đùm lá rách" là câu tục ngữ nổi tiếng của nhân dân ta, nó thể hiện tấm lòng đồng cảm, chia sẻ giữa người với người trong hoàn cảnh hiểm nguy, khốn khó. Đồng cảm là có chung một cảm xúc giống nhau, là thấu hiểu được niềm vui, nỗi buồn mà đối phương đang có. Chia sẻ là hành động san sẻ về vật chất hay sự lắng nghe, thấu hiểu và ủng hộ về tinh thần giữa người với người. Sự đồng cảm và sẻ chia sẽ giúp con người kiên cường bước qua khó khăn, thử thách. Đợt dịch Covid-19 vừa qua là một ví dụ, đất nước chúng ta đã rất may mắn khi có sự đồng cảm, sẻ chia của toàn dân tộc. Đó là tinh thần tự nguyện tiến vào tâm dịch của các y bác sĩ, sự quyên góp của cả nước tới Mặt trận Tổ quốc, tấm lòng của các tình nguyện viên trong đại dịch. Ai ai cũng muốn góp phần phần công sức của mình để cùng giúp cho đất nước mau chóng thoát khỏi "cơn bão lớn". Qua đó, ta thấy được đồng cảm và chia sẻ có ý nghĩa rất to lớn, nó giúp cho con người vượt qua khó khăn thử thách. Mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người, giúp cho cả cộng đồng xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, có một vài người đã lợi dụng sự đồng cảm, chia sẻ để trục lợi cá nhân. Đơn cử là vấn đề "ăn chặn tiền từ thiện" rất nổi cộm sau đại dịch. Nó làm con người mất đi niềm tin vào những hành động tốt đẹp, khiến mọi người trở nên e dè khi làm việc thiện. Qua đó, ta rút ra bài học rằng cần phải có sự sáng suốt khi trao đi bất cứ điều gì, tránh làm tổn hại đến bản thân mà lại tốn công vô ích. Những hành vi lợi dụng tình cảm của con người chỉ là số ít, đồng cảm và sẻ chia vẫn hành động tốt đẹp trong cuộc sống, đáng được lan tỏa và nhân rộng hơn.
Viết đoạn văn về sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống
Câu nói "Nơi lạnh lẽo nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương" đã cho ta thấy sức mạnh của tình yêu thương. Tình yêu thương trong thực tế được biểu hiện bằng sự đồng cảm, sẻ chia sẽ giúp cuộc đời của con người ấm áp và bớt bão giông hơn. Đồng cảm và chia sẻ là việc thấu hiểu được cảm xúc, tình trạng của đối phương, từ đó dẫn đến hành động ủng hộ về vật chất hay động viên về tinh thần. Sự đồng cảm và chia sẻ chính là một đại diện cho tình người, sự ấm áp trong xã hội. Nó được thể hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau, có thể là cái ôm ấm áp khi cô đơn hoặc lời động viên, an ủi. Dễ nhận thấy nhất là những lần quyên góp, ủng hộ tiền bạc, vật chất cho đồng bào vùng khó khăn. Tuy chỉ là một vài hành động nhỏ nhưng sự đồng cảm, sẻ chia lại mang đến những ý nghĩa lớn lao. Điều này đã trở thành chỗ dựa, là động lực cho con người vượt qua thử thách của cuộc sống. Đồng thời, kéo gần mối quan hệ giữa người với người. Khi giúp đỡ ai đó, ta cũng nhận được niềm vui vì đã làm được việc tốt, mang tình yêu thương của mình lan tỏa đến cộng đồng. Trái ngược với sự đồng cảm, sẻ chia là những người sống thờ ơ, ích kỉ. Họ không biết trao đi tình yêu thương, không cảm thấy buồn hay xúc động trước hoàn cảnh khó khăn, không giúp đỡ người khác. Những người như thế quá vô cảm, khó hòa đồng vào tập thể và thường phải sống cô đơn một mình. Chia sẻ và đồng cảm là hành động tốt cần được lan tỏa. Mỗi người hãy rèn luyện bản thân mình về cả phẩm chất đạo đức lẫn cảm xúc để có khả năng thấu cảm, giúp đỡ mọi người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Viết đoạn văn 200 chữ về sự đồng cảm
Đoạn văn mẫu 1
Để khuyên nhủ con người sống với nhau bằng tấm lòng yêu thương, ông cha ta đã sáng tác nhiều câu ca dao, tục ngữ rất hay và giàu ý nghĩa. Trong đó phải kể đến câu “Lá lành đùm lá rách” để nhắc nhở con cháu sống phải biết sẻ chia. Sẻ chia là việc chúng ta sẵn sàng san sẻ với mọi người niềm vui nỗi buồn. Khi thấy người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng dang tay giúp đỡ mà không màng tư lợi. Bên cạnh đó, sự sẻ chia còn là việc khi con người có một cuộc sống đủ đầy, chúng ta biết rung cảm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn để cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Sẻ chia là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con người Việt Nam. Chính sự sẻ chia đã giúp cho dân tộc ta có một sức mạnh to lớn, cùng nhau vượt qua được những khó khăn, gian khổ nhất để đưa đất nước phát triển phồn thịnh như hiện nay. Cuộc sống ở thời nào cũng có những người chịu đau khổ, bất hạnh, nếu con người vô cảm, mặc kệ những nỗi đau của đồng loại thì xã hội này sẽ trở nên lạnh lùng, con người chỉ tồn tại mà không nhận ra được ý nghĩa của cuộc sống, kéo theo đó sẽ là nhiều hệ quả tiêu cực khác. Chúng ta luôn được dạy phải biết sẻ chia, cho đi, yêu thương người khác để nhận lại sự thanh thản cho bản thân và tình cảm của người khác, xã hội có tình người là xã hội văn minh, tươi đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của sự sẻ chia, họ sống với tính ích kỉ, vô cảm, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần quan tâm đến những người xung quanh, những người đang chịu khổ hạnh,… Những người này cần thay đổi suy nghĩ của bản thân cũng như thay đổi cách sống nếu muốn thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn. Sự sẻ chia vô cùng cần thiết đối với mỗi người ở bất cứ thời kì nào. Hãy trở thành một công dân tốt, sống với sự sẻ chia, yêu thương.
Đoạn văn mẫu 2
Bạn có từng nghe nói về chủ đề Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới? Thật vậy, có sự đồng cảm là điều sẽ khiến thế giới của bạn trở lên đẹp hơn bao giờ hết. Đồng cảm là sự rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ bản thân mỗi người, khi ta biết san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm nghĩa là ta đã biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui và cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Chính vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng để nhận thấy cuộc sống này sẽ trở nên gắn kết, ấm áp biết bao. Vì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.
Đoạn văn về sự đồng cảm trong cuộc sống
Trong cuộc sống, sự chia sẻ đồng cảm có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ xã hội của mỗi người. Khi thể hiện lòng thông cảm và đồng cảm với người khác, chúng ta chia sẻ sự hỗ trợ và tình yêu thương. Chia sẻ đồng cảm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những khó khăn và thách thức mà người khác đang trải qua, và từ đó tạo điều kiện để chúng ta có thể giúp đỡ họ. Khi chia sẻ đồng cảm, chúng ta không chỉ cảm nhận được niềm vui và sự hạnh phúc của người khác mà còn giúp họ cảm thấy không cô đơn và được quan tâm. Những hành động nhỏ như lắng nghe, động viên và chia sẻ cảm xúc có thể tạo ra một sự kết nối sâu sắc và tình cảm giữa con người, góp phần làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Viết đoạn văn về sự đồng cảm và chia sẻ
Sự chia sẻ là một hành động đẹp của con người, thể hiện lòng nhân đạo với mục đích san sẻ gánh nặng, chia sẻ nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta có thể tham gia hoạt động tình nguyện, quyên góp hoặc động viên những người gặp khó khăn trong cuộc sống giúp họ vượt lên chính mình. Chia sẻ, đồng cảm là trao đi yêu thương mà không mong nhận lại gì, là dùng tấm lòng của mình để đối đãi với mọi người và mong rằng tình cảm ấy sẽ chạm đến trái tim để họ không còn cảm thấy cô đơn, đau thương. Cuộc đời luôn mang đến những bất ngờ khó lường trước được, chúng ta rồi sẽ gặp ai, cuộc đời ta sẽ như thế nào là một điều mà không một ai dám nói trước. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh để đẩy lùi khó khăn hoạ nạn. Từ bao đời nay, dân tộc ta vẫn luôn giữ vững đạo lý "thương người như thể thương thân". Sự sẻ chia đồng cảm chính là lẽ sống tốt đẹp của hàng triệu người dân Việt Nam, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Thế nhưng, vẫn có một bộ phận nhỏ những người chỉ biết sống cho bản thân, chỉ nhận lại mà không biết cho đi. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm rằng người khác cần gì, nghĩ gì hay cần giúp đỡ như nào. Mỗi người chúng ta cần phải biết học cách đồng cảm, sẻ chia ngay từ những việc nhỏ nhất để xã hội ngày một trở nên tốt đẹp hơn.
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ cảm nhận về sự cần thiết của đồng cảm trong cuộc sống
Đoạn văn mẫu 1
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới? Phải rồi, sự đồng cảm khiến những trái tim đồng điệu, cùng chung một cảm xúc, chung tần số xích lại gần nhau hơn. Khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, trẻ mồ côi, các cụ già cơ nhỡ bán vé số kiếm sống, lòng chúng ta gợn lên nỗi xót xa, sự quặn lòng đau đớn. Xem bộ phim tình cảm, chúng ta khóc lóc về sự chia li, âm dương cách biệt. Khi thấy màn cầu hôn, tiếng đứa con hét lên đỗ đại học, chúng ta rực lên niềm hạnh phúc. Hay khi nghe kể những câu chuyện về người phụ nữ xưa, chúng ta căm phẫn về một chế độ bất bình đẳng… Vậy đấy! Chúng ta có cảm xúc, ắt chúng ta có sự đồng cảm, không người này thì với người kia. Chúng ta còn cảm xúc, là ắt chúng ta còn “sống”. Không mang ý nghĩa đơn thuần sống tự nhiên, sống về mặt tình cảm, bởi biết bao người sống không có trái tim, có lối sống vô cảm đến rợn người. Sự đồng cảm khiến con người và vạn vật xích lại gần nhau hơn, tạo nên một vòng tay yêu thương rộng lớn. Khi có sự đồng cảm, đời sống tình cảm chúng ta phong phú, từ đó xã hội cũng trở lên tốt đẹp hơn.
Đoạn văn mẫu 2
Sự đồng cảm sẽ là cầu nối gắn kết con người lại với nhau. Họ cần có sự đồng cảm để trao đi tình yêu thương của mình đối với mọi người xung quanh. Chỉ khi có lòng đồng cảm, họ mới có thể thấu hiểu, sẻ chia trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ sẵn lòng tha thứ trước lỗi lầm mà người khác mắc phải. Lòng đồng cảm trở thành ngọn lửa nồng ấm xua tan cái giá lạnh và nỗi bất hạnh của phận người. Đồng thời, lòng đồng cảm giúp mỗi người có thể cảm nhận được sức sống tiềm tàng của vạn vật, hướng con người tới vẻ đẹp của chân - thiện - mĩ. Vì vậy, chúng ta cần vun đắp khả năng đồng cảm của mình đối với người khác để bản thân biết yêu thương và sẻ chia. Khi đó, cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp biết bao!
Viết đoạn văn về sự đồng cảm trong cuộc sống
Đoạn văn mẫu 1
Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.
Đoạn văn mẫu 2
Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay. Một trong số đó phải kể đến chính là sự đồng cảm và sẻ chia. Đồng cảm là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Còn chia sẻ là việc sẵn sàng san sẻ với mọi người niềm vui nỗi buồn. Khi thấy người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng dang tay giúp đỡ mà không màng tư lợi. Người có lòng yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Đồng cảm, chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có sự đồng cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là những người biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn. Sự đồng cảm, chia sẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình. Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Viết đoạn văn về sự đồng cảm và chia sẻ
Đoạn văn mẫu 1
Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. "Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia. Đồng cảm và sẻ chia giúp cho chúng ta thành công, giúp cho chúng ta hạnh phúc, đúng như Erich from đã từng nói: "Bạn đạt được hạnh phúc và thành công của mình chỉ khi bạn sẵn sàng hào phóng chia sẻ chúng". Đồng cảm, chia sẻ có khi là lòng thương người, hiểu thấu nỗi lòng và đồng cảm, chia sẻ với họ, hay họ chia sẻ với mình... Đó là tình thương, lòng quan tâm, tình đồng cảm, "chúng ta vốn là những thiên thần, chúng ta phải biết đồng cảm , yêu thương lẫn nhau để mọc cánh bay lên" - Willam arthur Ward. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp. Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.
Đoạn văn mẫu 2
Trong bất kì thời điểm nào, đồng cảm và sẻ chia luôn là hai điều cần thiết giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống khắc nghiệt. Đồng cảm là biết rung động trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh để hiểu và cảm thông với họ. Còn sẻ chia là cùng người khác san sẻ vui buồn, những khó khăn gian khổ, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Có nhiều cách để ta thể hiện sự đồng cảm, như bằng vật chất qua quyên góp, ủng hộ những người nghèo khổ, hay bằng tinh thần như mở lòng để thấu hiểu, động viên với những người gặp khó khăn. Trong mùa dịch covid này, ta đã được chứng kiến rất nhiều những tấm lòng cao cả của sự sẻ chia, như câu chuyện về cây ATM gạo cung cấp gạo miễn phí cho người nghèo, hay những cá nhân, tổ chức đã quyên góp tiền của, thiết bị y tế.. cho tuyến đầu chống dịch. Và tất cả sự đồng cảm sẻ chia đó đều mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó tiếp thêm sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn, có thêm niềm tin vào cuộc sống, thể hiện tình người và lòng nhân ái cao cả, qua đó phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách bao đời nay của ông cha ta. Nhờ vậy sẽ xây dựng được một xã hội ngày càng văn minh tốt đẹp, tràn đầy tình yêu thương, tiếp thêm niềm tin để những mảnh đời yếu thế không bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận người mắc bệnh vô cảm, có lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, cần phải được lên án, phê phán mạnh mẽ. Là một học sinh, ta cần nhận thức rõ vai trò của đồng cảm và sẻ chia ngay từ bây giờ, từ đó học cách chia sẻ với những người xung quanh, có những hành động thiết thực như quyên góp sách vở, quần áo cũ cho trẻ em vùng cao, giúp những người đang trong hoàn cảnh khó khăn ta gặp hàng ngày, mở lòng và lắng nghe nhiều hơn với những người xung quanh..
Viết đoạn văn về sự cảm thông và chia sẻ
Đoạn văn mẫu 1
Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.
Xem thêm: Nghị luận xã hội về đồng cảm và sẻ chia trong xã hội
Đoạn văn mẫu 2
Sẻ chia là hành động cao cả của con người thể hiện lòng nhân đạo của mình với mục đích san sẻ gánh nặng, sẻ chia nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta có thể tham gia hoạt động tình nguyện, quyên góp hoặc động viên những người gặp khó khăn trong cuộc sống để giúp họ vượt lên chính mình. Sẻ chia là trao đi yêu thương mà không mong nhận lại, là dùng tấm lòng mình để đối đãi với mọi người và mong rằng tình cảm ấy chạm đến trái tim họ để họ không con thấy cô đơn, đau thương không không trôi ngược thành dòng nước mắt. Ta chìa đôi bàn tay của mình ra để họ nắm lấy và để họ biết rằng cuộc sống này dù có mệt mỏi hay đau đớn thế nào chăng nữa thì họ vẫn có thể vượt qua được. Cuộc đời luôn mang đến những bất ngờ khó lường trước được, chúng ta rồi sẽ gặp ai, cuộc đời ta rồi sẽ như thế nào là điều mà chẳng một ai dám nói trước. Nhiều người vẫn thề non hẹn biển hứa rằng tương lai mình sẽ thế này, mình sẽ trở thành một con người như thế kia nhưng sự thật là chẳng có mấy ai làm được. Chúng ta của ngày hôm qua còn lạc quan và yêu đời thế nhưng chúng ta ngày sau liệu còn có đủ tự tin để mỉm cười nói rằng tôi vẫn ổn. Cuộc đời là thế, nhiều bi thương và cũng vô vàn đau đớn, chẳng ai là ngoại lệ và ai cũng sẽ phải trải qua đau thương. Những lúc khó khăn tột cùng như thế thì thực sự rất cần có sự sẻ chia. Sẻ chia giúp ta vơi bớt đi nỗi buồn của bản thân, ta được trải lòng với đời mà sống, không còn cảm thấy mình cô đơn và lạc lõng. Bầu trời giông bão nếu có người cùng gánh sẽ bớt đi phần nào gánh nặng. Sẻ chia khiến cuộc sống này nhân đạo hơn, nó thể hiện tinh thần nhân đạo giữa những con người với nhau. Người cho đi mà không mong nhận lại sẽ cảm thấy thanh thản, giúp đỡ mọi người ta sẽ thấy bản thân mình có ích, được mọi người yêu mến và tôn trọng.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- nguyễn triệu chiThích · Phản hồi · 2 · 11/04/22