Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà (8 mẫu) Văn mẫu lớp 6
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà.
Nội dung chi tiết bao gồm 8 đoạn văn mẫu lớp 6. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà
- Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 1
- Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 2
- Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 3
- Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 4
- Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 5
- Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 6
- Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 7
- Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 8
Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 1
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Khi đọc bài ca dao trên, tôi cảm thấy rất yêu thích. Bức tranh hồ Tây vào buổi sớm mai trong những ngày mùa thu hiện lên thật sinh động, chân thực. Bầu trời trong xanh, khoáng đạt. Cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh. Làn sương khói mờ ảo bao phủ. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Đặc biệt nhất, vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Có thể cảm nhận được sự sống đang trỗi dậy mãnh liệt. Tôi như yêu mến, tự hào về mảnh đất Thăng Long.
Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 2
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến được thể hiện chỉ trong bốn câu ca dao. Tác giả sử dụng bút pháp chấm phá để khắc họa khung cảnh Thăng Long hiện lên giống như một bức tranh thủy mặc mang đậm nét cổ điển. Những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ trữ tình, thơ mộng. Những âm thanh đặc trưng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên của Thăng Long xưa cũ khiến người đọc say mê, yêu mến.
Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 3
Một trong những bài ca dao mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất đó chính là:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Chỉ với bốn câu ngắn nhưng tác giả dân gian đã khắc họa được vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long xưa. Những hình ảnh đã rất quen thuộc hiện ra trước mắt với vẻ trữ tình, sinh động. Không chỉ vậy, tôi còn lắng nghe được âm thanh đặc trưng, đó là tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Và cả tiếng chày từng nhịp vang lên đã gợi nhắc tôi nhớ về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Khi đọc bài ca dao, tôi càng thêm yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của mảnh đất quê hương.
Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 4
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bài ca dao trên đã khắc họa vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long giống một bức tranh thủy mặc qua nét miêu tả chấm phá. Tôi bắt gặp những hình ảnh hết sức quen thuộc như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Không chỉ vậy, tôi còn cảm nhận được những âm thanh gợi về một quá khứ xa xăm. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Nhịp chày gợi đến nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên, cùng với đó là vẻ đẹp của hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Đọc bài thơ, tôi càng yêu mến thêm mảnh đất quê hương.
Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 5
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bài ca dao đã đem đến cho người đọc cảm nhận về một bức tranh hồ Tây vào buổi sớm mai trong những ngày mùa thu. Chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài ca dao khiến cho người đọc yêu thêm mảnh đất Thăng Long. Đồng thời, tác giả dân gian cũng muốn thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho vẻ đẹp của quê hương mình.
Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 6
Một trong những bài ca dao nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc đó là:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến đã được tác giả dân gian gói lại trong vỏn vẹn bốn câu. Với bút phát chấm phá, khung cảnh Thăng Long hiện lên giống như một bức tranh thủy mặc mang đậm nét cổ điển. Tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ trữ tình, thơ mộng. Cùng với đó là những âm thanh đặc trưng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khiến người đọc say mê, yêu mến. Từ đó, chúng ta thêm tự hào về quê hương, đất nước mình.
Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 7
Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long đã được tác giả dân gian gói lại trong bốn câu ca dao:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Kinh thành Thăng Long hiện lên giống một bức tranh thủy mặc qua nét miêu tả chấm phá. Những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ hiện lên thật sinh động. Cùng với đó là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Có thể thấy rằng, khung cảnh kinh thành Thăng Long hiện lên khiến người đọc say mê, yêu mến.
Cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 8
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Qua bài ca dao, tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long xưa. Với bút pháp chấm phá, tác giả dân gian đã khắc họa một bức tranh đầy sinh động. Đó là cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Làn khói mờ ảo của buổi sớm bao phủ lấy không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Tất cả đã tạo ra một nét đẹp tràn đầy sức sống. Bài ca dao khiến tôi thêm yêu mảnh đất Thăng Long nhiều hơn.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- ``Myn_say_hi``Thích · Phản hồi · 15 · 16/12/22
- Hùng VũThích · Phản hồi · 12 · 02/12/22
- Huy Lê BáThích · Phản hồi · 1 · 16/11/23
- Huy Lê BáThích · Phản hồi · 1 · 16/11/23
- Cao Hoàng Bảo NgọcThích · Phản hồi · 0 · 21:26 28/11
- bảo đinhThích · Phản hồi · 0 · 27/12/22
- Tùng DươngThích · Phản hồi · 0 · 12/12/22
- Thuy TrangThích · Phản hồi · 6 · 15/12/22
-