Điểm mới Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019

Luật số 52/2019/QH14 - Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2019, có khá nhiều quy định mới chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn:

Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 có khá nhiều thay đổi
Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 có khá nhiều thay đổi

Bỏ chế độ “biên chế suốt đời” với viên chức

Theo Luật sửa đổi 2019, viên chức vẫn thực hiện 2 loại hợp đồng là: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Riêng hợp đồng không xác định thời hạn (biên chế suốt đời) sẽ không áp dụng với những đối tượng mới tuyển dụng từ ngày 01/7/2020. Luật mới quy định chỉ còn 3 trường hợp viên chức có biên chế suốt đời:

  • Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020.
  • Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức.
  • Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Kéo dài thời hạn hợp đồng làm việc lên 60 tháng

Tại khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019, thời hạn thực hiện hợp đồng sẽ bị kéo dài từ 36 tháng như quy định hiện nay lên đến 60 tháng. Việc kéo dài thời hạn hợp đồng tạo điều kiện cho viên chức làm quen, phát huy hết khả năng của mình trong công việc.

Thêm trường hợp được tuyển dụng vào công chức

Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được tuyển dụng vào công chức. Ngoài hình thức thi tuyển, còn có thêm hình thức xét tuyển với trường hợp sau:

  • Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
  • Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương cử đi học.

Chưa dừng lại ở đó, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức còn có thể tiếp nhận các trường hợp:

  • Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Cán bộ, công chức cấp xã.
  • Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là công chức.
  • Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người đang là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp Nhà nước…
  • Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

Nghỉ hưu vẫn có thể bị “xóa tư cách chức vụ”

Luật sửa đổi 2019 bổ sung thêm 1 hình thức xử lý kỷ luật, sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác có thể bị "xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm”. Như vậy, theo Luật mới này thì quan niệm "hạ cánh an toàn" sẽ hoàn toàn bị loại bỏ từ ngày 01/7/2020.

Công khai kết quả đánh giá cán bộ ở nơi làm việc

Cán bộ vẫn được phân loại theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và Không hoàn thành nhiệm vụ nhưng kết quả đánh giá được công khai trong cơ quan, đơn vị cán bộ đó đang công tác.

Ngoài ra, nếu 2 năm liên tiếp bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ thì vẫn bị miễn nhiễm, cho thôi làm nhiệm vụ.

Đánh giá viên chức thông qua công việc, sản phẩm cụ thể

Theo Luật sửa đổi năm 2019, quy định đánh giá viên chức dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với vị trí việc làm và thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

  • 396 lượt xem
Cập nhật: 31/12/2019
Xem thêm: Luật viên chức
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm