Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn GD QPAN năm 2024 - 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, GD KT&PL, GDTC, để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 Cánh diều
Câu 1: Mạch nội dung môn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 2020 gồm:
A. 6 chủ đề.
B. 5 chủ đề.
C. 4 chủ đề.
D. 3 chủ đề.
Câu 2: Trong Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 2020, nội dung nào trong các nội dung sau không có ở lớp 12?
A. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương
B. Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu
C. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu
D. Tìm và giữ phương hướng
Câu 3: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào mang tính đặc thù của môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh?
A. Hội giảng
B. Hội thao
C. Hội khoẻ Phù Đổng
D. Hội trại truyền thống học sinh, sinh viên
Câu 4: Đối với đề kiểm tra, đánh giá định kì kết quả học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, cần xây dựng hệ thống câu hỏi theo
A. 5 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao, sáng tạo.
B. 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
C. 3 mức độ yêu cầu: thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
D. 2 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu.
Câu 5: Yêu cầu nào trong các yêu cầu sau không phù hợp đối với câu hỏi ở mức độ nhận biết?
A. Nhận ra thông tin đã được tiếp nhận trước đó.
B. Mô tả đúng kiến thức đã học.
C. Giải thích, diễn đạt được thông tin đã được tiếp nhận trước đó theo ý hiểu của cá nhân.
D. Nhớ lại thông tin đã được tiếp nhận trước đó và mô tả đúng kĩ năng đã học.
Câu 6: Yêu cầu nào trong các yêu cầu sau không phù hợp đối với câu hỏi ở mức độ thông hiểu?
A. Giải thích, diễn đạt được thông tin đã được tiếp nhận trước đó theo ý hiểu của cá nhân.
B. So sánh, tìm được điểm giống và khác nhau giữa các kiến thức đã học.
C. Áp dụng được một cách trực tiếp kiến thức đã học.
D. Sử dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã học.
Câu 7: Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng an ninh 12 (bộ sách Cánh Diều) được biên soạn trên cơ sở tiếp cận yêu cầu cần đạt về
A. các phẩm chất chủ yếu quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
B. các năng lực chung quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
C. năng lực đặc thù quy định tại Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh 2020.
D. các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và năng lực đặc thù quy định tại Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh 2020.
Câu 8: Theo quy định tại Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh 2020, ngoài thời lượng dành cho kiểm tra, tổng thời lượng để dạy 9 bài học ở lớp 12 gồm
A. 18 tiết lí thuyết và 13 tiết thực hành.
B. 17 tiết lí thuyết và 14 tiết thực hành.
C. 16 tiết lí thuyết và 15 tiết thực hành.
D. 15 tiết lí thuyết và 16 tiết thực hành.
Câu 9: Khi xây dựng kế hoạch bài dạy một bài cụ thể để dạy ở một lớp cụ thể, ý kiến nào trong các ý kiến sau là không đúng?
A. Cần xác định mục tiêu về kiến thức để nội dung dạy học rõ ràng, đúng trọng tâm.
B. Cần xác định mục tiêu về năng lực chung, mục tiêu này có thể khác nhau giữa các lớp do đặc điểm học sinh khác nhau.
C. Cần xác định mục tiêu về phẩm chất, mục tiêu này có thể khác nhau giữa các lớp do đặc điểm học sinh khác nhau.
D. Không cần xác định mục tiêu về kiến thức vì đã có yêu cầu cần đạt đối với học sinh.
Câu 10: Các bài học trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng an ninh 12 (bộ sách Cánh Diều) có phần mở đầu được thiết kế theo hai dạng: dạng 1 (quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi) và dạng 2 (xử trí tình huống). Nếu chia theo hai dạng này thì có
A. 6 bài dạng 1 và 3 bài dạng 2.
B. 5 bài dạng 1 và 4 bài dạng 2.
C. 4 bài dạng 1 và 5 bài dạng 2.
D. 3 bài dạng 1 và 6 bài dạng 2.
Câu 11: Phương pháp dạy học nào trong các phương pháp dạy học sau không vận dụng để dạy học phần Mở đầu các bài học của sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng an ninh 12 (bộ sách Cánh Diều)?
A. “Hợp tác”
B. “Dự án”
C. “Tình huống”
D. “Phát hiện và giải quyết vấn đề”
Câu 12: Trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng an ninh 12 (bộ sách Cánh Diều), để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khám phá, hình thành kiến thức cho học sinh, các câu hỏi được thiết kế ở mức độ:
A. nhận biết, thông hiểu.
B. thông hiểu, vận dụng thấp.
C. nhận biết.
D. thông hiểu.
Câu 13: Hệ thống câu hỏi, yêu cầu khám phá, thực hành trong mỗi bài học của sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng an ninh 12 (bộ sách Cánh Diều)
A. được bố trí tập trung ở sau phần Mở đầu của bài học và không đánh số trong mỗi bài học.
B. được bố trí tập trung ở cuối nội dung cần khám phá, thực hành và không đánh số trong mỗi bài học.
C. được bố trí, sắp xếp xen kẽ với thông tin cần khám phá, thực hành và được đánh số liên tục trong mỗi bài học.
D. được bố trí tập trung ở cuối bài học và được đánh số liên tục trong mỗi bài học.
Câu 14: Trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng an ninh 12 (bộ sách Cánh Diều), để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động luyện tập (lí thuyết, thực hành), các câu hỏi, bài tập được thiết kế ở mức độ:
A. vận dụng thấp.
B. vận dụng thấp, vận dụng cao.
C. thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
D. vận dụng cao.
Câu 15: Trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng an ninh 12 (bộ sách Cánh Diều), bài học nào cần dành thời lượng dạy học đã phân bổ để học sinh báo cáo trước lớp kết quả công việc được giao thực hiện ở nhà trong phần Vận dụng?
A. Bài 1. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975
B. Bài 2. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam
C. Bài 4. Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
D. Bài 5. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước ở địa phương