Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 12 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Công nghệ Điện và Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản năm 2024 - 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Đáp án tập huấn môn Công nghệ 12 Cánh diều
Đáp án tập huấn môn Công nghệ 12 Điện - Điện tử Cánh diều
Câu 1: Trong chương trình GDPT 2018, mục tiêu giáo dục phẩm chất của học sinh bao gồm 5 thành tố, gồm
A. yêu nước, chăm chỉ, trung thực; sáng tạo; dũng cảm.
B. yêu nước; nhân ái; chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm.
C. yêu nước; chăm chỉ, trung thực; khiêm tốn; hợp tác.
D. yêu nước, nhân ái; chăm chỉ, thật thà; sáng tạo.
Câu 2: Trong chương trình GDPT 2018, mục tiêu giáo dục năng lực cốt lõi gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung có ba thành tố, gồm
A. tự chủ và tự học; nhận thức và giao tiếp; thiết kế và sáng tạo.
B. tự chủ và tự học; trung thực và trách nhiệm; sáng tạo và chuyển giao.
C. tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
D. tự chủ và tự học; tự giác và trách nhiệm; nghiên cứu và thiết kế.
Câu 3: Trong chương trình GDPT 2018, một trong bảy năng lực chuyên môn là năng lực công nghệ. Năng lực công nghệ có năm thành tố, gồm
A. nhận thức; giao tiếp; đánh giá; thiết kế; sáng tạo.
B. nhận thức; giao tiếp; sử dụng; đánh giá; thiết kế.
C.nhận thức; giao tiếp; sử dụng; thiết kế; chuyển giao.
D. nhận thức; giao tiếp; sử dụng; lắp đặt; chuyển giao.
Câu 4: Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cần đảm bảo bốn hoạt động học tập chính cho từng bài học, gồm
A. khởi động; hình thành kiến thức, kĩ năng mới; luyện tập; tổng hợp kiến thức.
B. khởi động; hình thành kiến thức, kĩ năng mới; luyện tập; củng cố kiến thức.
C. khởi động; hình thành kiến thức, kĩ năng mới; luyện tập; tìm tòi mở rộng
D. khởi động; hình thành kiến thức, kĩ năng mới; luyện tập; vận dụng.
Câu 5: Trong chương trình GDPT 2018, nội dung Sách giáo khoa Công nghệ 12 định hướng công nghiệp là
A. vẽ kĩ thuật và thiết kế.
B. công nghệ cơ khí – luyện kim.
C. công nghệ điện – điện tử.
D. công nghệ cơ khí - cơ khí động lực.
Câu 6: Cấu trúc Sách giáo khoa Công nghệ 12. Công nghệ điện - điện tử của bộ sách Cánh diều, Phần 1. Công nghệ điện (không kể các bài ôn tập) bao gồm
A. 5 chủ đề và 20 bài học.
B. 4 chủ đề và 12 bài học.
C. 7 chủ đề và 12 bài học.
D. 6 chủ đề và 20 bài học.
Câu 7: Cấu trúc Sách giáo khoa Công nghệ 12. Công nghệ điện - điện tử của bộ sách Cánh diều (không kể các bài ôn tập) bao gồm
A. 6 chủ đề và 15 bài học.
B. 7 chủ đề và 18 bài học.
C. 8 chủ đề và 20 bài học.
D. 9 chủ đề và 26 bài học.
Câu 8: Cấu trúc Sách chuyên đề học tập Công nghệ 12. Công nghệ điện - điện tử của bộ sách Cánh diều bao gồm
A. 3 chuyên đề và 9 bài học.
B. 4 chuyên đề và 12 bài học.
C. 5 chuyên đề và 16 bài học.
D. 6 chuyên đề và 20 bài học.
Câu 9: Trong chương trình GDPT 2018, một trong các yêu cầu cần đạt của Công nghệ 12, phần công nghệ điện là
A.trình bày được nguyên lí làm việc của máy biến áp.
B. trình bày được nguyên lí làm việc của động cơ điện.
C. trình bày được nội dung cơ bản về một số phương pháp sản xuất điện năng.
D. trình bày được nguyên lí làm việc của các đồ dùng điện trong gia đình.
Câu 10: Theo Sách giáo khoa Công nghệ 12. Công nghệ điện - điện tử của bộ sách Cánh diều, ngành nghề không thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện là
A. thiết kế, sản xuất, chế tạo thiết bị điện.
B. lắp đặt, vận hành điện.
C. bảo dưỡng, sửa chữa điện.
D. thiết kế, sản xuất, chế tạo mạch tích hợp (IC).
Câu 11: Theo Sách giáo khoa Công nghệ 12. Công nghệ điện - điện tử của bộ sách Cánh diều, mạch 3 pha bao gồm
A. nguồn 3 pha và đường dây 3 pha.
B. đường dây 3 pha và tải điện 3 pha.
C. nguồn 3 pha và tải 3 pha.
D. nguồn 3 pha, đường dây 3 pha và tải điện 3 pha.
Câu 12: Trong chương trình GDPT 2018, một trong các yêu cầu cần đạt của Công nghệ 12, phần công nghệ điện tử là
A. lắp ráp được mạch khuếch đại.
B. lắp ráp được mạch điều chế.
C. lắp ráp được mạch giải điều chế.
D. lắp ráp được một mạch điện tử ứng dụng khuếch đại thuật toán.
Câu 13: Theo Sách giáo khoa Công nghệ 12. Công nghệ điện - điện tử của bộ sách Cánh diều, ngành nghề không thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử là
A. thiết kế, sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử.
B. thiết kế, sản xuất, chế tạo động cơ điện.
C. lắp đặt, vận hành thiết bị điện tử.
D. bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử.
Câu 14: Theo Sách chuyên đề học tập Công nghệ 12. Công nghệ điện - điện tử của bộ sách Cánh diều, chuyên đề nào không có?
A. Dự án nghiên cứu ngôi nhà thông minh.
B. Dự án nghiên cứu hệ thống nhúng.
C. Dự án nghiên cứu robot và máy thông minh.
D. Hệ thống cảnh báo trong gia đình
Câu 15: Theo công văn 5512 của Bộ GD&ĐT, trong cấu trúc kế hoạch bài dạy, nội dung nào không có ?
A. Trình bày mục tiêu của bài học.
B. Nêu các thiết bị và học liệu sử dụng trong bài học.
C. Giải thích thuật ngữ và thông tin mở rộng trong mục “Em có biết”.
D. Trình bày 4 hoạt động dạy học chủ yếu: khởi động, hình thành kiến thức kĩ năng, luyện tập, vận dụng.
Đáp án tập huấn môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều
Câu 1: Theo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Công nghệ lớp 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản góp phần hình thành và phát triển ở học sinh
A. 3 năng lực chung, 4 phẩm chất chủ yếu và 4 thành phần năng lực công nghệ đặc thù.
B. 3 năng lực chung, 5 phẩm chất chủ yếu và 5 thành phần năng lực công nghệ đặc thù.
C. 5 năng lực chung, 4 phẩm chất chủ yếu và 4 thành phần năng lực công nghệ đặc thù.
D. 5 năng lực chung, 5 phẩm chất chủ yếu và 5 thành phần năng lực công nghệ đặc thù.
Câu 2: Năng lực thành phần đặc thù nào là nền tảng cho sự phát triển các năng lực công nghệ khác của học sinh trong dạy học môn Công nghệ?
A. Giao tiếp công nghệ.
B. Nhận thức công nghệ.
C .Sử dụng công nghệ.
D. Đánh giá công nghệ.
Câu 3: Sách giáo khoa Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản (bộ sách Cánh Diều) gồm
A. 8 chủ đề, 18 bài học, 8 bài ôn tập.
B. 9 chủ đề, 25 bài học, 9 bài ôn tập.
C. 10 chủ đề, 25 bài học, 10 bài ôn tập.
D. 10 chủ đề, 18 bài học, 10 bài ôn tập.
Câu 4: Sách giáo khoa Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản (bộ sách Cánh Diều) có
A. 2 chủ đề về Lâm nghiệp, 8 chủ đề về Thuỷ sản.
B. 3 chủ đề về Lâm nghiệp, 7 chủ đề về Thuỷ sản.
C. 3 chủ đề về Lâm nghiệp, 8 chủ đề về Thuỷ sản.
D. 4 chủ đề về Lâm nghiệp, 7 chủ đề về Thuỷ sản.
Câu 5: Yêu cầu cần đạt “Phân tích được một số nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng và giải pháp khắc phục” của chủ đề Giới thiệu chung về lâm nghiệp, môn Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản nhằm hình thành và phát triển ở học sinh năng lực
A. Nhận thức công nghệ.
B. Giao tiếp công nghệ.
C. Sử dụng công nghệ.
D. Thiết kế công nghệ.
Câu 6: Các bài học trong sách giáo khoa Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản (bộ sách Cánh Diều) gồm
A. 3 hoạt động.
B. 4 hoạt động.
C. 5 hoạt động.
D. 6 hoạt động.
Câu 7: Sách chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản (bộ sách Cánh Diều) gồm
A. 3 chuyên đề, 6 bài học, 3 bài ôn tập.
B. 3 chuyên đề, 8 bài học, 3 bài ôn tập.
C. 3 chuyên đề, 10 bài học, 3 bài ôn tập.
D. 3 chuyên đề, 11 bài học, 3 bài ôn tập.
Câu 8: Nội dung bài ôn tập cuối mỗi chủ đề, chuyên đề học tập sách giáo khoa Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản (bộ sách Cánh Diều) gồm:
A. 2 phần (Hệ thống hoá kiến thức, Luyện tập).
B. 3 phần (Hệ thống hoá kiến thức, Vận dụng, Mở rộng).
C. 2 phần (Hệ thống hoá kiến thức, Luyện tập và vận dụng).
D. 3 phần (Hệ thống hoá kiến thức, Luyện tập, Vận dụng).
Câu 9: Năng lực công nghệ của chương trình môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm các thành phần:
A. Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề.
B. Giao tiếp, hợp tác, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, thiết kế kĩ thuật.
C. Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, thiết kế kĩ thuật, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
D. Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật.
Câu 10: “Xác định được một số chỉ tiêu cơ bản của nước nuôi thuỷ sản” là một trong những yêu cầu cần đạt của chủ đề nào trong sách giáo khoa Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giới thiệu chung về thuỷ sản.
B. Môi trường nuôi thuỷ sản.
C. Công nghệ nuôi thuỷ sản.
D. Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản.
Câu 11: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản trong một năm học là
A. 4 điểm đánh giá thường xuyên, 4 điểm đánh giá định kì.
B. 5 điểm đánh giá thường xuyên, 5 điểm đánh giá định kì.
C. 6 điểm đánh giá thường xuyên, 4 điểm đánh giá định kì.
D. 7 điểm đánh giá thường xuyên, 5 điểm đánh giá định kì.
Câu 12: Mức độ yêu cầu nào được ưu tiên sử dụng để đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản đối với học sinh giỏi?
A. Nhận biết.
B. Thông hiểu.
C. Vận dụng.
D. Vận dụng cao.
Câu 13: Từ ngữ nào dưới đây không phải là tên chuyên đề học tập môn Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản (bộ sách Cánh Diều)?
A. Công nghệ sinh học trong lâm nghiệp.
B. Công nghệ sinh học trong thuỷ sản.
C. Công nghệ nuôi thuỷ sản.
D. Nuôi cá cảnh.
Câu 14: Theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, các công việc khi tổ chức thực hiện hoạt động dạy học gồm:
A. Xác định mục tiêu, nội dung; báo cáo, thảo luận; tổ chức thực hiện.
B. Xác định mục tiêu, nội dung, sản phẩm hoạt động; kết luận, nhận định.
C. Chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định.
D. Xác định mục tiêu, nội dung, sản phẩm hoạt động; tổ chức thực hiện.
Câu 15: Nội dung giáo dục tích hợp trong sách giáo khoa Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, Thuỷ sản (bộ sách Cánh Diều) gồm:
A. Giáo dục bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.
B. Giáo dục hướng nghiệp các ngành nghề ở địa phương.
C. Giáo dục hướng nghiệp, bảo vệ môi trường, kinh tế, an toàn lao động.
D. Giáo dục bình đẳng giới, giáo dục sức khoẻ sinh sản.