Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Sinh học 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Sinh học 12 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Sinh học năm 2024 - 2025.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Đáp án tập huấn môn Sinh học 12 Cánh diều

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không phải là một yêu cầu cần đạt trong môn Sinh học 12 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018?

A. Trình bày được một số thành tựu và ứng dụng của liệu pháp gene.

B. Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

C. Phát biểu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể.

D. Trình bày được nội dung học thuyết tiến hoá Darwin.

Câu 2: Các yêu cầu cần đạt trong Chương trình Sinh học lớp 12 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phát triển cho học sinh:

A. thành phần nhận thức sinh học.

B. thành phần tìm hiểu thế giới sống.

C. thành phần vận dụng kiến thức, kĩ năng sinh học.

D. năng lực sinh học.

Câu 3: Trong môn Sinh học 12 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 không có yêu cầu cần đạt liên quan đến

A. vai trò di truyền học người, di truyền y học.

B. tạo giống bằng đột biến.

C. khái niệm, nguyên lí và một số thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp.

D. khái niệm và cấu trúc của gene.

Câu 4: Trong môn Sinh học 12 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có yêu cầu cần đạt liên quan đến

A. khái niệm di truyền liên kết với giới tính.

B. thuyết tiến hoá Lamark.

C. tạo giống bằng công nghệ tế bào.

D. ưu thế lai.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hoạt động học trong quá trình tổ chức dạy học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018?

A. Để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên cần tổ chức dạy học lấy hoạt động học của HS làm trung tâm.

B. Mỗi tiến trình dạy học đều phải có hoạt động vận dụng.

C. Mỗi hoạt động học do giáo viên xây dựng phải phản ánh được mục tiêu, nội dung, sản phẩm và cách tổ chức thực hiện.

D. Việc tổ chức thực hiện một hoạt động học thường qua trải qua 4 bước.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng về tổ chức dạy học sinh học ở trường phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018?

A. Mỗi bài học có thể được thực hiện trong nhiều tiết học.

B. Bắt buộc phải tổ chức dạy học Sinh học trong tất cả các tuần của học kì, năm học.

C. Có thể khuyết phần Vận dụng với bài dạy có 1 tiết.

D. Mỗi bài dạy bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về tương tác gene trong chương trình môn Sinh học 2018?

A. Tập trung phân tích sâu các tỉ lệ tương tác cộng gộp và tương tác át chế dựa trên các ví dụ giả định không phản ánh bản chất sinh học.

B. Sản phẩm của các allele của cùng một gene có thể tương tác với nhau quy định tính trạng.

C. Sản phẩm của các allele của các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng.

D. Sản phẩm của các gene không allele tương tác trực tiếp với nhau cùng quy định sự hình thành tính trạng.

Câu 8: Nội dung nào sau đây là điểm mới của chương trình môn Sinh học 2018 so với chương trình 2006?

A. Nguyên lí, thành tựu của liệu pháp gene.

B. Tháp sinh thái.

C. Các bằng chứng tiến hoá.

D. Khái niệm và đặc điểm mã di truyền.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không phải là điểm mới trong phần Di truyền học của chương trình môn Sinh học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với chương trình môn Sinh học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006?

A. Khả năng ứng dụng những tiến bộ của Di truyền học trong khoa học và đời sống hiện nay, liên quan đến y học, nông nghiệp, khoa học hình sự được nhấn mạnh hơn ở chương trình môn Sinh học 2018.

B. Phần liên kết gene mở rộng ứng dụng trong lập bản đồ di truyền (dựa vào lai hữu tính) và bản đồ vật lí (dựa trên những thành tựu của các kĩ thuật phân tích DNA, giải trình tự DNA).

C. Bổ sung các thông tin mới liên quan đến các biến đổi ngoài di truyền trong sự biểu hiện của tính trạng.

D. Mở rộng khái niệm đột biến nhiễm sắc thể.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không phải là điểm mới trong phần Sinh thái học và môi trường của chương trình môn Sinh học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với chương trình môn Sinh học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006?

A. Phân tích cụ thể mối quan hệ sinh vật với môi trường.

B. Làm rõ bản chất diễn thế sinh thái là quá trình tiến hoá thiết lập trạng thái thích nghi cân bằng, làm cơ sở khoa học cho các biện pháp bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

C. Bổ sung các nội dung Sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững.

D. Mở rộng khái niệm di truyền quần thể.

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng về xây dựng câu hỏi kiểm tra dựa trên bối cảnh có ý nghĩa?

A. Hoàn cảnh/Tình huống (ngữ liệu + yêu cầu/lệnh hỏi) có tác dụng/có giá trị nhất định đến đời sống/thực tiễn và/hoặc khoa học.

B. Hoàn cảnh/Tình huống (ngữ liệu + yêu cầu/lệnh hỏi) có tác dụng/có giá trị nhất định đến khoa học.

C. Tăng cường sử dụng câu hỏi dựa trên dữ liệu thực tiễn (ngữ liệu thực nghiệm, số liệu khoa học, …).

D. Tăng cường thiết kế/sử dụng câu hỏi dựa trên chấp nhận quá nhiều giả sử, giả định, giả thiết không phản ánh đúng bản chất sinh học.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng trong xây dựng các câu hỏi đánh giá năng lực Sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018?

A. Câu hỏi phải được xây dựng dựa trên bối cảnh có ý nghĩa.

B. Câu hỏi phải phù hợp với yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình.

C. Câu hỏi được xây dựng dựa trên 4 mức độ (hay cấp độ): Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

D. Câu hỏi phải đánh giá được ít nhất một chỉ báo của năng lực sinh học.

Câu 13: Có thể dùng chỉ báo nào sau đây để xây dựng được câu hỏi đánh giá mức độ đáp ứng của HS đối với thành phần Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của năng lực sinh học?

A. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sinh học để giải thích được vấn đề thực tiễn và mô hình công nghệ dựa trên kiến thức sinh học.

B. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sinh học để phản biện, đánh giá được tác động của một vấn đề thực tiễn.

C. Đề xuất vấn đề: nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

D. Vận dụng kiến thức sinh học để giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa cấu trúc – chức năng (ví dụ cấu trúc – chức năng phân tử DNA).

Câu 14: Mục tiêu của hoạt động Mở đầu trong tiến trình dạy học là

A. giúp học sinh xác định nhiệm vụ học tập hoặc vấn đề cần giải quyết trong bài học.

B. tạo hứng thú cho học sinh thông qua nhiều tính huống khác nhau trước khi đi vào bài mới.

C. giúp giáo viên dễ dàng dẫn dắt học sinh khám phá kiến thức mới của bài học.

D. tạo hứng thú cho học sinh để giáo viên dẫn dắt vào bài học mới.

Câu 15: Có các hành động đối với kiến thức: biết được, hiểu được, trình bày được, nêu được, phân loại được, phân tích được, so sánh được, giải thích được, nhận ra được điểm sai. Có bao nhiêu hành động được coi là chỉ báo của năng lực nhận thức sinh học?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨