Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Vật lí 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Vật lí 12 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Vật lí năm 2024 - 2025.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Đáp án tập huấn môn Vật lí 12 Cánh diều

Câu 1: Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Vật lí góp phần hình thành và phát triển ở học sinh

A. 1 năng lực đặc thù và 3 năng lực chung.

B. 3 năng lực đặc thù và 2 năng lực chung.

C. 7 năng lực đặc thù và 3 năng lực chung.

D. 5 năng lực đặc thù và 6 năng lực chung

Câu 2: Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Vật lí góp phần hình thành và phát triển ở học sinh

A. 3 phẩm chất chủ yếu và 2 năng lực chung.

B. 5 phẩm chất chủ yếu và 3 năng lực chung.

C. 2 phẩm chất chủ yếu và 2 năng lực chung.

D. 1 phẩm chất chủ yếu và 1 năng lực đặc thù.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Năng lực vật lí gồm ba thành phần: Nhận thức vật lí, Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

B. Phẩm chất và năng lực học sinh được hình thành, phát triển thông qua nội dung dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên.

C. Các yêu cầu cần đạt ở đầu mỗi bài học là mục đích của bài học.

D. Dạy học môn Vật lí giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù.

Câu 4: Trong dạy học môn Vật lí, cần phải dạy để giúp học sinh phát triển

A. Phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và kiến thức vật lí.

B. Phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và kĩ năng về vật lí.

C. Phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực vật lí.

D. Phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù.

Câu 5: Sách giáo khoa Vật lí 12 bộ sách Cánh Diều gồm

A. 4 chủ đề, 14 bài học.

B. 7 chủ đề, 18 bài học.

C. 5 chủ đề, 16 bài học.

D. 8 chủ đề, 12 bài học.

Câu 6: Sách Chuyên đề học tập Vật lí 12 bộ sách Cánh Diều gồm

A. 4 chuyên đề, 8 bài học.

B. 3 chuyên đề, 7 bài học.

C. 2 chuyên đề, 9 bài học.

D. 3 chuyên đề, 5 bài học.

Câu 7: Mô hình động học phân tử được trình bày ở bài học số bao nhiêu trong chủ đề 1?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8: “Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được” là phát biểu ở bài học số bao nhiêu trong chủ đề 1?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9: “Mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một lượng khí khi áp suất không đổi” được trình bày ở phần nào sau đây?

A. Phần I của bài học “Phương trình trạng thái khí lí tưởng”.

B. Phần I của bài học “Áp suất và động năng phân tử chất khí”.

C. Phần II của bài học “Phương trình trạng thái khí lí tưởng”.

D. Phần II của bài học “Áp suất và động năng phân tử chất khí”.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm.

B. Đặc trưng của từ trường là gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.

C. Từ trường của dòng điện là từ trường của các điện tích chuyển động tạo thành dòng điện đó.

D. Trong không gian xung quanh điện tích có từ trường.

Câu 11: “Định nghĩa được từ thông và đơn vị weber” là yêu cầu cần đạt ở bài học nào sau đây?

A. Từ trường.

B. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, cảm ứng từ.

C. Cảm ứng điện từ.

D. Đại cương về dòng điện xoay chiều.

Câu 12: “Sự phân hạch hạt nhân” được trình bày ở phần nào sau đây?

A. Phần I của bài học “Cấu trúc hạt nhân”.

B. Phần I của bài học “Năng lượng hạt nhân”.

C. Phần II của bài học “Cấu trúc hạt nhân”.

D. Phần II của bài học “Năng lượng hạt nhân”.

Câu 13: “Ưu điểm của dòng điện xoay chiều và máy biến áp trong truyền tải năng lượng điện” được trình bày ở phần nào sau đây?

A. Phần I của bài học “Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều”.

B. Phần I của bài học “Máy biến áp và chỉnh lưu dòng điện xoay chiều”.

C. Phần II của bài học “Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều”.

D. Phần II của bài học “Máy biến áp và chỉnh lưu dòng điện xoay chiều”.

Câu 14: “Kĩ thuật chụp cắt lớp điện toán theo trục” được trình bày ở phần nào sau đây?

A. Phần I của bài học “Tia X và tạo ảnh bằng tia X”.

B. Phần I của bài học “Siêu âm và cộng hưởng từ”.

C. Phần III của bài học “Tia X và tạo ảnh bằng tia X”.

D. Phần III của bài học “Siêu âm và cộng hưởng từ”.

Câu 15: “Mô hình vùng năng lượng trong chất rắn” được trình bày ở phần nào sau đây?

A. Phần I của bài học “Năng lượng photon và hiệu ứng quang điện”.

B. Phần I của bài học “Lưỡng tính sóng hạt và vùng năng lượng”.

C. Phần II của bài học “Năng lượng photon và hiệu ứng quang điện”.

D. Phần II của bài học “Lưỡng tính sóng hạt và vùng năng lượng”.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 20
  • Lượt xem: 1.005
  • Dung lượng: 129,5 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨