Dẫn chứng về nghiện mạng xã hội Ví dụ về tác hại của Internet
Dẫn chứng về nghiện mạng xã hội tổng hợp 12 ví dụ về nghiện mạng xã hội tiêu biêu khác nhau, được nhiều người biết đến. Qua đó giúp các bạn học sinh dễ dàng đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận về mạng xã hội hay, ấn tượng hơn.
TOP 12 Dẫn chứng về tác hại của mạng xã hội mà Download.vn đăng tải dưới đây toàn là dẫn chứng xác thực trong đời sống xã hội. Dẫn chứng về mạng xã hội chính là những bằng chứng cụ thể tạo nên sự sống, niềm tin cho một bài văn nghị luận xã hội, giúp bài viết thêm thuyết phục hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng về lý tưởng sống của thanh niên, dẫn chứng về thái độ sống tích cực.
Dẫn chứng về nghiện mạng xã hội hay nhất
Dẫn chứng về tác hại của mạng xã hội
Dẫn chứng 1
Thanh niên có thể tìm thấy kho thư viện khổng lồ được sắp xếp hoàn hảo giúp cho việc học hỏi trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Các khoá học mở trên Internet với nội dung và phương pháp học tập tiên tiến luôn chào đón bạn bất cứ lúc nào, ví dụ như trang web Coursera cung cấp hàng ngàn khoá học trực tuyến do các giáo sư hàng đầu của các trường Đại Học uy tín thế giới giảng dạy. Thanh niên cũng có thể tìm được sân chơi bổ ích, lí thú. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin sản phẩm cũng như mua sắm qua Internet cũng rất nhanh chóng. Như vậy, vai trò của Internet với đời sống hiện đại là vô cùng quan trọng và ảnh hướng đến mỗi một con người.
Dẫn chứng 2
Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Các triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng.
Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Giờ đây, mỗi khi đến với “quán nét”, một cảnh tượng không thể nào khác được là những gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò chơi đang HOT như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế…. và các trò chơi trên mạng xã hội khác. Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành.
Dẫn chứng 3
T.H.N, sinh năm 1996, học sinh lớp 7 tại huyện Trảng Bom được chẩn đoán là nghiện internet - game online. N bắt đầu chơi game online từ năm lớp 6. Tuy nhiên, khoảng tháng 9 năm 2007, khi tham gia trò chơi trực tuyến N có hiện tượng bỏ học và bắt đầu nói dối cha mẹ vể chuyện tiền bạc. Sự việc trở nên trầm trọng lúc mẹ N phát hiện con mình giấu tiền ở một khu vực trong phòng và N bỏ nhà ra đi. Khi làm việc vời nhà trị liệu N nói rằng “bang hội’’ của mình đã ăn trộm và đi xin để có tiền sống trong một tuần”...
Dẫn chứng 4
Theo số liệu thống kê thì năm 2015, hơn 20 triệu người dùng Facebook hàng ngày, 2,5 giờ mỗi ngày được dành ra để sử dụng Facebook. Mỗi tháng ở Việt Nam có tới 30 triệu người dùng Facebook.
Dẫn chứng 5
Một nữ sinh học lớp 12 ở Hà Nội phải vào viện tâm thần vì nghiện Facebook. Cô có biểu hiện học hành sa sút, sống thu mình, khép kín với bạn bè, thậm chí là cả với gia đình.
Dẫn chứng 6
Gần đây, liên tục các vụ việc: một học sinh lớp 8 bị nhóm nam sinh đánh hội đồng giữa đường xảy ra trên địa bản Hà Tĩnh do mâu thuẫn trên mạng xã hội, một nữ sinh 16 tuổi bị bạn đánh và lột đồ rồi quay video đăng tải lên mạng.
Dẫn chứng 7
Hiện nay, tình trạng bạn bè dán mắt vô điện thoại vào các cuộc hội họp đầu năm khá phổ biến. Một trong những tác hại của mạng xã hội là khiến bạn không thể tập trung vào cuộc sống thật. Nghiện mạng xã hội khiến bạn sống “ảo” nhiều hơn sống “thật”. Thời gian cho người thật việc thật bị giảm. Điều này có thể khiến các mối quan hệ của bạn bị rạn nứt.
Dẫn chứng 8
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong Trong 424 trẻ vị thành niên, là những học sinh từ 15 - 18 tuổi được nghiên cứu thì có đến 414 trẻ đang sử dụng facebook, chiếm tỷ lệ 97,6%. Có đến 31,4% sử dụng Facebook từ khi là học sinh Trung học cơ sở và 25,8% sử dụng Facebook khi là học sinh Trung học Phổ thông. Bên cạnh đó, có 25,1% sử dụng Facebook nhiều khoảng một năm trở lại đây.
Dẫn chứng 9
Theo khảo sát mới đây của Bộ LĐ-TB&XH, trẻ em sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều, thời gian lên đến 5-7 tiếng/ngày. Cũng theo kết quả khảo sát này, chỉ 36% trẻ em, hầu hết ở độ tuổi 16-17, được dạy về việc đảm bảo an toàn trên mạng.
Trong 7 tháng đầu năm đã có gần 270 cuộc gọi đến Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111. Hầu hết các cuộc gọi cần tư vấn liên quan tới 3 nhóm vấn đề lớn là tư vấn về xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng, cách sử dụng internet an toàn và cách xử lý khi trẻ em bị dụ dỗ, gạ gẫm.
Dẫn chứng 10
Những trào lưu nguy hiểm liên tục xuất hiện như dọa ma trẻ trên Tiktok, thử thách ăn những thứ không bình thường, thậm chí là thử thách treo cổ từng dẫn đến những cái kết đau lòng ở đời thực.
Dẫn chứng 11
Tại Bắc Kinh -Trung Quốc, nhiều gia đình đã thực sự bị ám ảnh về internet khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước này cho biết: một người đàn ông 30 tuổi đã bị chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu từ một cửa hàng internet. Ban đầu cảnh sát Trung Quốc nghi ngờ rằng người này đã tự tử, tuy nhiên sau khi tiến hành điều tra kĩ, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết cửa người đàn ông này là do chơi game quá lâu và điều này đã khiến cho anh ta bị kiệt sức.
Dẫn chứng 12
Tại Việt Nam, tình trạng lệ thuộc mạng xã hội được các chuyên gia đánh giá là rất phổ biến. Báo cáo Digital 2021 cho thấy mỗi ngày, người Việt dùng Internet trung bình 6 tiếng 47 phút, trong đó 2 tiếng 21 phút dành riêng cho mạng xã hội. Hiện chưa có thống kê về số trẻ vị thành niên nghiện mạng xã hội. Song tỷ lệ học sinh mắc các chứng rối loạn tâm thần ngày càng tăng, và mạng xã hội là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng trên.