Dẫn chứng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tấm gương giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Dẫn chứng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm 10 tấm gương giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tiêu biêu khác nhau, được nhiều người biết đến. Qua đó giúp các bạn học sinh dễ dàng đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hay, ấn tượng nhất.
TOP 10 Tấm gương giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà Download.vn đăng tải dưới đây toàn là dẫn chứng xác thực trong đời sống xã hội. Dẫn chứng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là những bằng chứng cụ thể tạo nên sự sống, niềm tin cho một bài văn nghị luận xã hội, giúp bài viết thêm thuyết phục hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng về tinh thần ham học hỏi trong cuộc sống, dẫn chứng về tình bạn, dẫn chứng về tính kỷ luật.
Dẫn chứng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Tấm gương giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Dẫn chứng 1
Với vai trò là người sáng lập và là Chủ nhiệm của Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ dân tộc Mông. Anh Sùng Minh Thành là người con mang trong mình dòng máu dân tộc Mông, được sinh ra và lớn lên tại xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, là tấm gương tiêu biểu, điển hình trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc trên địa bàn huyện. Thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là việc bài trừ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh và truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Dẫn chứng 2
Những năm gần đây, với niềm đam mê và sự sáng tạo của giới trẻ, nhiều loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS từng bước hồi sinh, đến gần hơn với công chúng. Đó là cách giới trẻ bày tỏ tình yêu của mình với văn hóa truyền thống của dân tộc. R’com Bus, chàng trai người Gia Rai ở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai là một ví dụ. Bằng tình yêu đặc biệt với trang phục và âm nhạc dân tộc, mới ở tuổi 21 nhưng R’com Bus đã dành nhiều tâm sức để phục dựng và đưa hình ảnh văn hóa của người Gia Rai đến với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Những hình ảnh, MV, kênh Youtube của R’com Bus thời gian qua đã thu hút nhiều người xem.
Dẫn chứng 3
Chắc có lẽ, không ai là không biết đến giáo sư Văn Như Cương. Những ai từng là học trò của thầy hay theo học tại trường Lương Thế Vinh, thì sẽ cảm thấy giáo sư Văn Như Cương chính là một người thầy đáng quý. Một người thầy luôn dành tình yêu thương cho học trò và cả đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giáo dục. Thầy nghiêm khắc và kỷ cương, nhưng cũng thật gần gũi, luôn quan tâm tới đời sống của học sinh dù là ở trường hay trên mạng xã hội, làm gì cũng hết lòng vì học sinh trước nhất. Ở con người ấy toát lên một cách sống mẫu mực nhưng cũng đầy yêu thương.
Dẫn chứng 4
Lê Thị Hồng Thắm (Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cư Êbur, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) là người dân tộc Êđê, có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Chị là một trong những người giỏi nhất trong việc thực hiện các nghi lễ cúng rẫy, cúng nhà mới, cúng ma,... của người Êđê. Chị cũng là một nghệ nhân giỏi trong việc dệt thổ cẩm, làm đồ trang sức và các sản phẩm từ tre, nứa… Chị đã truyền lại cho nhiều em nhỏ trong xã những kỹ năng và kiến thức về văn hóa dân tộc Êđê.
Dẫn chứng 5
Tôi có thể kể đến anh Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đắk Nang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Anh là người dân tộc M’Nông, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc. Anh đã tham gia tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như lễ cúng rẫy, lễ cúng bà, lễ cúng thác, lễ cúng trăng. Anh cũng là người giỏi chơi các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Anh đã truyền bá và dạy cho nhiều thế hệ trẻ yêu quý và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc M’Nông.
Dẫn chứng 6
Anh Nguyễn Văn Tâm là người dân tộc Ba Na, có nhiều đam mê và tâm huyết với văn hóa dân tộc. Anh đã có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Ba Na. Anh đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như lễ cầu mưa, lễ khánh thành rông (nhà cộng đồng), lễ khai ấp… Anh cũng là một ca sĩ và nhạc sĩ có tiếng trong làng nhạc dân gian của Gia Lai. Anh đã sáng tác và biểu diễn nhiều ca khúc mang âm hưởng dân tộc Bahnar, như “Ia Blứ ơi”, “Tình yêu Bahnar”, “Rừng xanh vắng tiếng chim”. Anh đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ yêu mến và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Ba Na.
Dẫn chứng 7
Nếu như Trung Quốc hãnh diện vì nền văn hóa mấy ngàn năm đồ sộ, người Nhật lại khiêm tốn, đoàn kết trong khó khăn thì Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử hào hùng của cha ông mà ít dân tộc nào có được.
Dẫn chứng 8
Trong buổi gặp gỡ nhà văn Đức, Irênê Phabe (người dịch Truyện Kiều), Hồ Chí Minh có nói: “Những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ những ngọn núi cổ điển đó”. Vì vậy, trách nhiệm của mỗi người Việt Nam là phải trân trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử.
Dẫn chứng 9
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một biểu tượng về văn hóa cho nhân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người là kết tinh của những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương đất nước với những giá trị của văn minh nhân loại. Người không chỉ là một vị lãnh tụ lỗi lạc mà còn là một nhà thơ nhà văn lớn của Việt Nam và thế giới. Trong suốt những năm tháng của cuộc đời mình, Hồ Chủ tịch đã không ngừng học tập và rèn luyện để có thể trở thành tấm gương cho mỗi người dân Việt Nam như ngày hôm nay.
Dẫn chứng 10
Trong lịch sử Việt Nam, chúng ta có thể kể đến Nguyễn Đình Chiểu, một con người có cuộc đời bất hạnh, nhà nghèo. Trên đường đi thi hay tin mẹ mất, ông khóc thương và ốm đau để rồi khiến cho đôi mắt bị mù lòa. Bằng nghị lực phi thường và sự vươn lên không ngừng nghỉ, ông đã trở thành một nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Nguyễn Đình Chiểu được thủ tướng Phạm Văn Đồng ca ngợi là “ngôi sao sáng nhất trên bầu trời văn nghệ”. Những tác phẩm của ông đậm đà bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn cao đẹp.