Dẫn chứng bước ra khỏi vùng an toàn Ví dụ về tấm gương thoát ra khỏi vùng an toàn

Dẫn chứng bước ra khỏi vùng an toàn mang đến 5 tấm gương, ví dụ tiêu biểu hay mới nhất xuất phát từ cuộc sống được nhiều người biết đến. Qua đó giúp bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn.

TOP 5 Dẫn chứng bước ra khỏi vùng an toàn dưới đây có vai trò rất quan trọng bởi nó sẽ chứng tỏ được sự am hiểu kiến thức xã hội của học sinh. Bên cạnh đó, việc đưa dẫn chứng bước ra khỏi vùng an toàn vào bài văn nghị luận còn giúp bài viết thêm thuyết phục trở nên năng động, độc đáo và sáng tạo hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng về lòng trung thực, dẫn chứng về tình bạn, dẫn chứng về tính kỷ luật.

Dẫn chứng bước ra khỏi vùng an toàn

Dẫn chứng 1

Phil Knight – người sáng lập Nike: Thành công từ… một lời nói dối

Khi những đôi giày sản xuất tại Nhật Bản tuy có chất lượng tốt nhưng chưa được xuất khẩu phổ biến sang Mỹ, Knight thấy rằng đây là thời cơ tốt để kinh doanh. Tuy nhiên lúc này ông mới vừa tốt nghiệp đại học, không có vốn cũng chẳng có mối quan hệ nào. Tận dụng ưu thế là người Mỹ, Knight đã bay đến Nhật Bản, nói dối mình là giám đốc một hãng phân phối giày và đề nghị được trở thành người đại diện của hãng giày Onitsuka tại Mỹ. Ông đã được chấp thuận vì hãng này vốn không quan tâm đến thị trường quốc tế. Với lô hàng đầu tiên, ông chỉ đủ tiền để nhập 12 đôi giày và tự mình đi rao bán chúng trên những đường chạy. Nhờ việc thường xuyên tự cải tiến các mẫu giày và biết nắm bắt thời cơ quảng cáo trong các kỳ thế vận hội Olympic, tiệm phân phối giày nhỏ ban đầu của ông đã trở thành hãng giày thể thao lớn nhất nước Mỹ với 780 triệu đôi giày được bán mỗi năm.

Dẫn chứng 2

Jeff Bezos – người sáng lập Amazon: Thành công khi vượt ra khỏi vùng an toàn
Năm 30 tuổi, Bezos đã có công việc rất tốt trong một quỹ đầu cơ tại phố Wall. Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng tương lai của nền kinh tế Internet, ông đã quyết định xin nghỉ việc và mở một cửa hàng bán sách trực tuyến. Ông chuyển nhà tới đầu bên kia của đất nước để mở Amazon trong một gara ô tô nhỏ. Ông từng nói rằng “Tôi không nghĩ là mình sẽ phải hối tiếc một khi đã nỗ lực, dù có thất bại đi chăng nữa”. Ông “chọn con đường ít an toàn nhất để theo đuổi đam mê”, để rồi từ một cửa hàng bán sách online, Amazon trở thành đế chế thương mại điện tử có vốn hoá hàng nghìn tỉ đô. “Khi nghĩ về những thứ sẽ làm bạn hối tiếc khi bạn 80 tuổi, đó thường sẽ là những thứ mà bạn đã không làm. Rất hiếm khi bạn tiếc về những gì bạn đã làm nhưng thất bại hoặc không mang lại hiệu quả hoặc gì đó khác”

Dẫn chứng 3

Nguyễn Thị Phương Thảo – nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á: Kiếm được 1 triệu đô đầu tiên năm 21 tuổi

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – người sáng lập và điều hành hãng hàng không Vietjet Air nổi tiếng là người phụ nữ “có bàn tay sắt bọc nhung” khi là nữ tỷ phú đô la đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được tạp chí Forbes xếp hạng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bà đã tự kiếm được 1 triệu đô đầu tiên khi vẫn còn là sinh viên. Trong những năm tháng du học ở Liên Xô, sau thời gian đi học, bà làm các công việc kinh doanh đến 12 giờ đêm rồi mới về để thống kê sổ sách, 2 giờ sáng mới bắt đầu nấu cơm, ăn tối rồi 5 giờ sáng lại dậy để sắp xếp việc kinh doanh trước khi đi học. Nhận thấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng nên bà Thảo kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, hàng nông sản từ các nước châu Á sang Đông Âu. Đồng thời, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị… Sau 3 năm tích lũy, bà Thảo có trong tay 1 triệu USD khi chỉ mới 21 tuổi. Bà nổi tiếng với câu nói: “Trên thương trường, không có chỗ cho sự yếu đuối. Đã làm kinh doanh phải chấp nhận sự sòng phẳng. Các đối thủ cạnh tranh không bao giờ buông tha cho bạn vì bạn là phụ nữ. Làm bất cứ việc gì, cơ bản bạn vẫn phải cống hiến bằng năng lực của mình, đừng trông chờ lợi thế”.

Dẫn chứng 4

Anna Ratala- cô gái trẻ thành công với nền tảng kết nối những doanh nghiệp khởi nghiệp là ví dụ điển hình của sự cố gắng “vượt qua vùng an toàn” để kiến tạo thành công cho mình và nhiều người khác.

Dẫn chứng 5

Hành trình vươn lên của Khang A Tủa, chàng sinh viên người Mông đầu tiên của Đại học Fulbright, là minh chứng rõ nét cho sức mạnh của việc bước ra khỏi vùng an toàn. Thay vì ở lại quê nhà, lập gia đình và gắn bó với nương rẫy như nhiều người đồng trang lứa, Tủa đã chọn con đường học vấn để thay đổi cuộc đời mình và giúp đỡ quê hương thoát nghèo. Dù phải đối mặt với không ít khó khăn, từ sự khác biệt văn hóa đến môi trường học tập hoàn toàn mới mẻ, anh vẫn kiên trì vượt qua. Chính những thử thách ấy đã tôi luyện Tủa thành một con người trưởng thành, bản lĩnh và đầy nghị lực. Câu chuyện của Tủa là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta, đặc biệt là những người trẻ.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng