Dẫn chứng về đạo đức, nhân cách Ví dụ về tấm gương đạo đức

Dẫn chứng về đạo đức, nhân cách là tài liệu hữu ích bao gồm 5 mẫu dẫn chứng, được chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc.

Dẫn chứng về đạo đức, nhân cách
Dẫn chứng về đạo đức, nhân cách

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Hãy cùng tham khảo để có thể hoàn thiện bài văn nghị luận xã hội hấp dẫn hơn.

Dẫn chứng về đạo đức, nhân cách

Dẫn chứng số 1

Chắc hẳn, mỗi chúng ta sẽ không quên tấm gương sáng ngời về nhân cách và đạo đức - chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời của Bác đã dành trọn cho đất nước với một tấm lòng yêu nước thương dân bao la. Không chỉ vậy, tấm lòng nhân đạo ấy còn quảng đại. Bác không chỉ đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng cho toàn thể nhân dân lao động trên thế giới. Bạn bè quốc tế vẫn còn nhắc mãi đến tới người với một lòng cảm phục và yêu mến sâu sắc. Tấm gương Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với một tấm lòng quảng đại mà còn bởi một nhân cách cao đẹp. Trong cuộc sống hằng ngày, Bác sống rất giản dị. Từ bữa ăn chỉ có vài ba món dẫn dã đến nơi ở là chiếc nhà sàn đơn sơ. Từ cách làm việc tận tụy đến trong quan hệ với mọi người xung quanh đều yêu thương. Hồ Chủ tịch chính là biểu tượng của một nhân cách cao đẹp khiến cho nhân dân trên khắp thế giới phải nể phục và yêu mến.

Dẫn chứng số 2

Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử - một người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng. Dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân.

Dẫn chứng số 3

Phan Bội Châu - vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, ông đã lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ. Mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân.

Dẫn chứng số 4

Một trong những tấm gương tiêu biểu có thể kể đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là một vị quan tài giỏi nhưng đã xin rút lui khỏi chốn quan trường về ở ẩn. Vì ông sợ rằng chốn quan trường mưu mô sẽ kéo ông theo nó, biến ông thành một kẻ mưu mô, tham lam:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người tới chốn lao xao”

Dẫn chứng số 5

Nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ suốt mấy chục năm sống ngay trong hang ổ quân thù là bè lũ bán nước Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ ngụy quyền Sài Gòn - tay sai của đế quốc Mĩ xâm lược. Nhưng ông vẫn giữ nguyên vẹn là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, mưu trí, dũng cảm để góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 845
  • Dung lượng: 148,6 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨