Cách tính tiền thai sản 2022

Cách tính bảo hiểm thai sản

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Vậy cách tính tiền thai sản sau khi sinh con như thế nào? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Chính vì vậy mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

1. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Căn cứ theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Theo đó, mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Năm 2022, mức lương cơ sở vẫn là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy:

Mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng

Lưu ý, trong trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng sẽ được khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con nêu trên.

2. Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Theo quy định hiện nay lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng.

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ:

Chị Lan đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 08 triệu đồng/tháng;

- Từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2021, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của chị là 09 triệu đồng/tháng.

- Tháng 04/2021, chị nghỉ sinh con.

Như vậy, mức bình quân tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi chị nghỉ sinh con là 8,5 triệu đồng. Đây chính là mức hưởng chế độ thai sản hàng tháng của chị.

Chị nghỉ sinh trong vòng 06 tháng, nên tổng số tiền thai sản chị nhận được trong thời gian này là = 8,5 triệu đồng/tháng x 6 = 51 triệu đồng.

3. Cách tính tiền dưỡng sức sau sinh

Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ngay sau khi hưởng chế độ nghỉ thai sản 6 tháng, trong 30 ngày đầu đi làm trở lại mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ thêm 5 đến 10 ngày và được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cụ thể số ngày nghỉ cụ thể như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh 1 lần từ 2 con trở lên.
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được tính theo công thức: 30% mức lương cơ sở x số ngày nghỉ. Chẳng hạn tính mức dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ đẻ thường vào tháng 9/2019 sẽ là: 30% x 1.490.000 x 5 = 2.235.000 đồng.

Như vậy, mỗi ngày nghỉ dưỡng sức người lao động được nhận một khoản tiền bằng 30% mức lương cơ sở là 447.000 đồng.

Như vậy, chế độ thai sản khi sinh con sẽ không bao gồm chi phí khi sinh ở bệnh viện. Về phần chi phí khi sinh ở bệnh viện nếu bạn có thẻ bảo hiểm y tế thì bạn có thể được hưởng phần trăm chi phí khám, chữa bệnh thuộc danh mục BHYT chi trả. 

  • 138 lượt xem
👨 Tiểu Ngọc Cập nhật: 09/02/2022
Sắp xếp theo
👨