Chế độ nghỉ khám thai: Cách tính và thủ tục nhận tiền

Cách tính 5 ngày nghỉ khám thai

Khám thai có được hưởng bảo hiểm không? Điều kiện hưởng chế độ khám thai là gì? Cách tính chế độ nghỉ tham thai như thế nào? Là một trong những vấn đề mà mẹ bầu đặc biệt quan tâm.

Khám thai là một trong những chế độ thai sản của lao động nữ khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Bảo hiểm xã hội đối với quá trình sinh con nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên có không ít mẹ bầu đang hoang mang và không hiểu hết được những quyền lợi và bản thân được hưởng là gì. Hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những quyền lợi, chế độ mà mình được hưởng trong quá trình mang thai nhé.

1. Điều kiện hưởng chế độ khám thai

Điều kiện để được hưởng tiền khám thai, người lao động được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Với quy định này thì lao động nữ chỉ cần tham gia BHXH đã có thể được hưởng chế độ khám thai.

2. Cách tính 5 ngày nghỉ khám thai

Căn cứ Điều 39 Luật BHXH năm 2014, tiền khám thai của lao động nữ sẽ được tính theo công thức chung sau đây:

Tiền khám thai

=

100%

x

Mức b BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ khám thai (*)

:

24

x

Số ngày nghỉ

Trong đó:

  • (*) áp dụng với trường hợp đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên.
  • Trường hợp đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Số ngày nghỉ khám thai được xác định theo quy định tại Điều 32 Luật BHXH năm 2014 như sau:

Mỗi người lao động mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần với thời gian của mỗi lần như sau:

+ Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường: Nghỉ 02 ngày/lần khám.

=> Khám đủ 05 lần: Được tính 10 ngày nghỉ.

+ Trường hợp khác: Nghỉ 01 ngày/lần khám.

=> Khám đủ 05 lần: Được tính 05 ngày nghỉ.

Lưu ý: Thời gian nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc, không kể ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Ví dụ: Từ tháng 01/2022, chị A đóng BHXH bắt buộc với mức lương = 09 triệu đồng/tháng. Đến tháng 7/2022, chị A mang thai. Lúc này, chị A sẽ được hưởng chế độ khám thai tối đa 05 lần trong suốt thời gian thai kỳ.

- Trường hợp ở xa bệnh viện hoặc hoặc mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường:

Chị A đi khám thai đủ 05 lần sẽ nhận được tổng số tiền như sau:

Tiền khám thai = 100% x 09 triệu đồng : 24 x 10 ngày = 3.75 triệu đồng.

- Trường hợp còn lại:

Chị A đi khám thai đủ 05 lần sẽ nhận được tổng số tiền như sau:

Tiền khám thai = 100% x 09 triệu đồng : 24 x 05 ngày = 1,875 triệu đồng.

3. Hồ sơ hưởng chế độ khám thai

Điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định các loại giấy tờ phải có trong hồ sơ hưởng chế độ khám thai bao gồm:

  • Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập;
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của người lao động.

Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan BHXH.

4. Thời hạn giải quyết hồ sơ và chi trả

Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166 xác định thời hạn giải quyết hồ sơ và chi trả tiền khám thai cho người lao động như sau:

Đối với trường hợp do đơn vị sử dụng lao động đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Đối với trường hợp do người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

  • 99 lượt xem
👨 Tiểu Hy Cập nhật: 28/04/2022
Sắp xếp theo
👨