10 đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 - 2023 Đề thi giữa kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt (Có đáp án)
Bộ đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm 10 đề có đáp án, hướng dẫn chấm kèm theo. Giúp các em học sinh lớp 2 ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình.
Ôn tập giữa học kì 1 lớp 2
1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 - Đề 1
1.1 Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 2
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Bài hát trồng cây
Ai trồng cây,
Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây
Chim hót lời mê say.
Ai trồng cây
Người đó có ngọn gió
Rung cành cây
Hoa lá đùa lay lay.
Ai trồng cây
Người đó có bóng mát
Trong vòm cây
Quên nắng xa đường dài.
Ai trồng cây
Người đó có hạnh phúc
Mong chờ cây
Mau lớn theo từng ngày.
Ai trồng cây…
Em trồng cây…
Em trồng cây…
(Bế Kiến Quốc)
Trả lời câu hỏi: Trồng cây đem lại lợi ích gì cho con người?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Đôi bạn
Búp bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi:
– Ai hát đấy?
Có tiếng trả lời:
– Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.
Búp Bê nói:
– Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.
(Theo Nguyễn Kiên)
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):
1. Búp Bê làm những việc gì?
a. Quét nhà, học bài.
b. Ca hát.
c. Cho lợn, gà ăn.
d. Quét nhà, rửa bát, nấu cơm.
2. Dế Mèn hát để làm gì?
a. Luyện giọng hát hay.
b. Thấy bạn vất vã, hát để tặng bạn.
c. Khuyên bạn không làm việc nữa.
d. Cho bạn biết mình hát hay.
3. Khi nghe Dế Mèn nói, Búp Bê đã làm gì?
a. Cảm ơn Dế Mèn.
b. Ca ngợi Dế Mèn.
c. Thán phục Dế Mèn.
d. cảm ơn và khen ngợi Dế Mèn.
4. Vì sao Búp Bê cảm ơn Dê Mèn?
a. Vì Dế Mèn đã hát tặng Búp Bẽ
b. Dế Mèn thấy thương Búp Bê vất vả.
c. Tiếng hát của Dế Mèn giúp Búp Bê hết mệt.
d. Tất cả các ý trên.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Dậy sớm (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 76)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về em và lớp em.
1.2 Đáp án Đề thi giữa học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1: d | Câu 2: b | Câu 3: d | Câu 4: d |
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về em và lớp em.
Gợi ý làm bài tập làm văn:
– Giới thiệu tên và nơi ở của em.
– Giới thiệu về lớp của em.
– Kể về sở thích của em.
– Kể về ước mơ của em.
Bài tham khảo
Em tên là Hổ Quỳnh Anh, ở tại phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện em đang học lớp 2A, Trường Tiểu học Hòa Bình. Lớp học của em gồm ba mươi tám bạn. Chúng em rất đoàn kết, thân thiện cùng nhau. Em và các bạn đều rất thích học môn Toán và môn Mĩ thuật. Em ước mơ sau này sẽ trở thành một kiến trúc sư để thiết kế nên những ngôi nhà xinh xắn, những biệt thự sang trọng mà em đã từng được nhìn thấy ở thành phố quê em.
2. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 - Đề 2
2.1 Đề thi giữa học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Trên chiếc bè
Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ, chúng ghép ba bốn lá bèo sen lại làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.
Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao luôn bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn cá săn sắt và cá thầu dầu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả trả lời đúng nhất:
1. Dế Mèn và Dế Trũi đi xa bằng cách gì?
a. Ngày đi đêm nghỉ cùng say ngắm dọc đường.
b. Bơi theo dòng nước.
c. Ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè.
2. Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy những gì?
a. Nước, cỏ cây, làng gần, núi xa, các con vật.
b. Nước, cỏ cây, hòn đá cuội.
c. Những anh gọng vó và những ả cua kềnh giương đôi mắt.
3. Tình cảm của các con vật đối với hai chú dế thế nào?
a. Chê cười, châm biếm.
b. Yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh.
c. bái phục, lăng xăng.
4. Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu câu Ai là gì?
a. Dế Mèn và Dế Trũi là đôi bạn.
b. Anh gọng vó đen sạm, gầy và cao.
c. Những ả cua kềnh giương đôi mắt lồi.
5. Trong câu “Đàn cá lăng xăng theo chiếc bè” từ chỉ hoạt động là?
a. Đàn cá.
b. lăng xăng.
c. theo chiếc bè.
B. Bài kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả nghe- viết: (5 điểm) GV đọc bài cho học sinh viết bài.
II- Chính tả (5 điểm)
Chiếc bút mực
Trong lớp, chỉ còn có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực. Lan vui lắm, nhưng em bỗng òa lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
III. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn (4-5 câu) nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.
Gợi ý:
- Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
- Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?
- Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)
- Tình cảm của em đối với cô (hoặc thầy) như thế nào?
2.2 Đáp án Đề thi giữa học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút
Mỗi câu khoanh đúng cho 1 điểm (Câu 1 đến câu 3)
1) c ; 2) a ; 3) b ; 4) a 5) b
II. Chính tả (5 điểm)
- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.
III. Tập làm văn (5 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu đã học
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
3. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 - Đề 3
3.1 Đề thi giữa học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Cô giáo lớp em (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 60)
– Đọc khổ thơ 2 và 3.
– Trả lời câu hỏi: Những từ ngữ nào nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Người thầy cũ (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 56)
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):
1. Bố Dũng đến trường làm gì?
a. Thăm các thầy (cô) giáo trong nhà trường.
b. Để gặp thầy chủ nhiệm của Dũng.
c. Để chào thầy giáo cũ của bố Dũng.
d. Để đưa Dũng đi học.
2. Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
a. Lấy mũ, lễ phép chào thầy.
b. Nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên rồi chào thầy.
c. Tươi cười, vui vẻ khi chào thầy.
d. Xúc động khi chào thầy.
3. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
a. Trèo cửa sổ lớp bị thầy bắt gặp.
b. Thầy không phạt mà chỉ buồn.
c. Thầy khuyên “trước khi làm việc gì, cần phải suy nghĩ”.
d. Tất cả các ý trên.
4. Câu “Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
d. Không thuộc các mẫu câu trên.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Cô giáo lớp em (Khổ thơ 2 và 3)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 4 câu kể về bố của em.
3.2 Đáp án Đề thi giữa học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1: c
Câu 2: a
Câu 3: d
Câu 4: b
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 4 câu kể về bố của em.
Gợi ý làm bài tập làm văn:
– Bố em làm nghề gì hoặc làm ở cơ quan nào?
– Việc làm của bố em ra sao?
– Tình cảm của bố đối với em như thế nào?
– Tình cảm của em dành cho bố ra sao?
Bài tham khảo
“Bố là tất cả. Bố ơi! Bố ơi!”
Lời hát đó luôn vang vọng trong em mỗi khi em nghĩ về bố của mình. Bố em năm nay vừa tròn tuổi bốn mươi. Bố là một kỹ sư cầu đường. Bố rất yêu công việc, tận tâm với nghề nghiệp. Em rất tự hào về bố.
4. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 - Đề 4
4.1 Đề thi giữa học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
A/ Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng việt:
Cho đoạn văn sau:
Mẩu giấy vụn
Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ra giữa lối ra vào.
Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:
Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?
- Có ạ! – Cả lớp đồng thanh đáp.
- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp.
Cả lớp yên lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả.
Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:
- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”
Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!
(Theo Quế Sơn)
AI. (1,5 điểm) Đọc thành tiếng: Một trong bốn của đoạn văn bản.
AII. Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút):
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. (0,5 điểm) Có chuyện gì đã xảy ra ở lớp học?
A. Có một tờ giấy nằm ngay giữa lối ra vào.
B. Có một mẩu giấy nằm ngay giữa lối ra vào.
C. Có một nắm giấy nằm ngay giữa lối ra vào.
2. (0,5 điểm) Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
A. Nhìn mẩu giấy đang nằm giữa cửa lớp.
B. Nhặt mẩu giấy đang nằm giữa cửa lớp.
C. Lắng nghe xem mẩu giấy nói gì.
3. (0,5 điểm) Bạn giá nghe thấy mẩu giấy nói gì?
A. Mẩu giấy nói: “ Các bạn ơi! Xin đừng bỏ tôi vào sọt rác!”
B. Mẩu giấy nói: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
C. Mẩu giấy nói: “Các bạn ơi! Tôi rất vui vì được nằm ở giữa lối ra vào!”
4. (0,5 điểm) Vì sao cả lớp lại cười rộ lên thích thú?
A. Vì mẩu giấy không biết nói.
B. Vì bạn gái rất vui tính, hiểu được ý cô giáo và trả lời rất thông minh.
C. Vì bạn gái giỏi nên nghe được tiếng nói của mẩu giấy.
5. (0,5 điểm) Tìm từ chỉ sự vật trong câu: “Bỗng một em gái đứng dậy, tiếng tới mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác”.
A. đứng dậy, mẩu giấy, bỏ.
B. đứng , tiến, nhặt.
C. em gái, mẩu giấy, sọt rác.
6.(0,5 điểm) Câu: “ Bạn Lan là học sinh chăm chỉ”. Được cấu tạo theo mẫu:
A. Ai là gì?
B. Cái gì là gì?
C. Con gì là gì?
7.(0,5 điểm) Qua bài đọc “Mẩu giấy vụn” em học được đức tính gì của bạn gái trong bài?
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn ( viết đoạn bài)
B.I. Chính tả (nghe – viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn bài “Phần thưởng”. Tài liệu hướng dẫn Tiếng Việt lớp 2 tập 1A, trang 22.
B. II. Tập làm văn: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (2 – 3 câu kể về giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.
Gợi ý:
- Thầy (hoặc cô) tên là gì, dạy em lớp mấy?
- Thầy (hoặc cô) đã dạy em, giúp em những gì để em tiến bộ
- Em muốn làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy (hoặc cô) giáo?
4.2 Đáp án Đề thi giữa học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
Khoanh vào ý đúng nhất mỗi ý được 0,5 điểm
1. (0,5 điểm) Có chuyện gì đã xảy ra ở lớp học?
B. Có một mẩu giấy nằm ngay giữa lối ra vào.
2. (0,5 điểm) Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
C. Lắng nghe xem mẩu giấy nói gì.
3. (0,5 điểm) Bạn giá nghe thấy mẩu giấy nói gì?
B. Mẩu giấy nói: “ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
4. (0,5 điểm) Vì sao cả lớp lại cười rộ lên thích thú?
B. Vì bạn gái rất vui tính, hiểu được ý cô giáo và trả lời rất thông minh.
5.(0,5 điểm) Tìm từ chỉ sự vật trong câu: “Bỗng một em gái đứng dậy, tiếng tới mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác”.
C. em gái, mẩu giấy, sọt rác.
6. (0,5 điểm) Câu: “Bạn Lan là học sinh chăm chỉ”. Được cấu tạo theo mẫu:
Ai là gì?
7. (0,5 điểm) Qua bài đọc “Mẩu giấy vụn” em học được đức tính gì của bạn gái trong bài?
Trả lời: Thông minh, có ý thức giữ sạch lớp
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn bài)
B.I. Chính tả (nghe – viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút)
Viết đúng lỗi, trình bày sạch đẹp được điểm. Viết sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh mỗi lỗi trừ 0,2 điểm
II. Tập làm văn (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (2 – 3 câu kể về giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em. Đúng ý rõ nghĩa diễn đạt liên kết câu được (3 điểm).
Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm sau: 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5 .
....
>>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2