Bài dự thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng Tổng hợp đáp án và bài viết hay về Bộ đội biên phòng

Nhằm hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959-03/3/2019) và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989-03/3/2019), Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng để để đoàn viên thanh niên dự thi.

Bộ đội biên phòng

Nội dung cuộc thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng gồm có 2 phần. Phần 1 nội dung thi viết bao gồm 7 câu hỏi. Phần 2. Nội dung thi trắc nghiệm trực tuyến. Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm sẽ được đăng tải hàng tháng tại địa chỉ: Thanhnienviet.vn và gắn đường link, baner trên các trang điện tử của Báo Biên phòng, báo Tiền phong, Cổng thông tin điện tử Trung ương Đoàn, Cổng Thánh Gióng và các trang mạng xã hội của Trung ương Đoàn.

Sau đây, Download.vn xin giới thiệu cho các bạn Bài dự thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Câu hỏi bài dự thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng

Câu 1: Công an nhân dân vũ trang (BĐBP ngày nay) được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc ra đời lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia?

Câu 2: Từ khi ra đời đến nay, Công an nhân dân vũ trang (BĐBP) có bao nhiêu đơn vị, cá nhân được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND? Toàn lực lượng mấy lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng? Có bao nhiêu tập thể, cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 2?

Câu 3: Luật Biên giới Quốc gia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu Chương, Điều? Nội dung Điều nào quy định về nhiệm vụ chung của BĐBP?

Câu 4: Văn bản nào quy định về "Ngày Biên phòng"? "Ngày Biên phòng" có những nội dung gì? Đến khi nào được xác định là "Ngày Biên phòng toàn dân"?

Câu 5: Anh hùng liệt sỹ Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Trần Văn Thọ hy sinh năm nào? Ở đâu? Trần Văn Thọ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm nào? Về thành tích gì?

Câu 6: Những năm gần đây, cán bộ, chiến sỹ BĐBP có nhiều chương trình, việc làm có ý nghĩa đối với nhân dân các dân tộc nơi biên giới, hải đảo. Đồng chí (anh, chị) hãy kể tên và suy nghĩ của mình về việc làm đó?

Câu 7: Đồng chí (anh, chị) hãy viết một đoạn văn (không quá 2000 từ) nói lên cảm xúc của mình về người chiến sỹ Biên phòng hoặc một tấm gương người tốt, việc tốt ở đơn vị, địa phương mình trong xây dựng và bảo vệ biên giới?

Đáp án bài dự thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng

Câu 1: Công an nhân dân vũ trang (Bộ đội Biên phòng ngày nay) được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc ra đời lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia?

Gợi ý trả lời: Ngày 19 - 11 - 1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) ra Nghị quyết số 58/NQ-TW “Về việc thành lập lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên phòng”. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về công tác biên phòng, nội địa và giới tuyến, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biên giới quốc gia. Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ là: Trấn áp mọi hành động phá hoại của bọn phản cách mạng trong nước và bọn phản cách mạng ngoài nước xâm nhập phá hoại nước ta, luôn luôn sẵn sàng, chiến đấu để bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn cho các cơ sở kinh tế, văn hóa quan trọng.

Bộ đội Biên phòng là một bộ phận quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam, được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực biên giới; quản lý, kiểm soát xuất, nhập cảnh, đấu tranh chống tội phạm; tham gia làm công tác đối ngoại... Phần lớn cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đóng quân ở nơi biên giới, hải đảo; công tác, chiến đấu, sinh hoạt ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, môi trường khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn; nhiệm vụ của các đồng chí rất quan trọng, rất vẻ vang, nhưng cũng rất nặng nề. Bộ đội Biên phòng gắn bó máu thịt với nhân dân các dân tộc, "cùng ăn, cùng ở với đồng bào", đóng quân ở những nơi "chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi", phải xa gia đình, xa vợ con, điều kiện để quan tâm, chăm sóc cha mẹ rất hạn chế.

Câu 2: Từ khi ra đời đến nay, Công an nhân dân vũ trang (BĐBP) có bao nhiêu đơn vị, cá nhân được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND? Toàn lực lượng mấy lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng? Có bao nhiêu tập thể, cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 2?

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 3: Luật Biên giới Quốc gia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu Chương, Điều? Nội dung Điều nào quy định về nhiệm vụ chung của BĐBP?

Gợi ý trả lời:

Ngày 17-6-2003, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về biên giới quốc gia (gọi tắt là Luật BGQG); gồm 6 chương, 41 điều.

Đặc biệt, Điều 31 Luật BGQG quy định: BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở KVBG...

Câu 4: Văn bản nào quy định về “Ngày Biên phòng”? “Ngày Biên phòng” có những nội dung gì? Đến khi nào được xác định là “Ngày Biên phòng toàn dân”?

Gợi ý trả lời:

- Quyết định 6-HĐBT đưa ra quyết định hàng năm lấy ngày 3-3 là Ngày Biên phòng, bắt đầu từ ngày 3 tháng 3 năm 1989 kỷ niệm 30 năm ngày thành lập lực lượng biên phòng.

- Nội dung, yêu cầu Ngày Biên phòng là:

  • Nâng cao ý thức cảnh giác tinh thần trách nhiệm của nhân dân các dân tộc, của cán bộ, nhân viên các cơ quan, đoàn thể ở biên giới làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
  • Tăng cường đoàn kết hợp đồng chiến đấu và giúp đỡ lẫn nhau giữa lực lượng biên phòng và nhân dân, giữa lực lượng biên phòng và các lực lượng khác.
  • Không ngừng củng cố và phát triển tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới chống mọi hành vi xâm phạm biên giới của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  • Đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của địa phương.
  • Khen thưởng bằng các hình thức thích hợp các xã và đồng bào có công trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ biên giới.

Việc tổ chức Ngày Biên phòng hàng năm cần thiết thực có hiệu quả, bằng những hoạt động phong phú như một tập quán văn hoá tốt, không phô trương, lãng phí.

- Đến Luật Biên giới quốc gia 2003 đưa ra xác định “Ngày Biên phòng toàn dân”.

  • Điều 28 Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định: ngày 03 tháng 3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân”.
  • Điều 14 Nghị định số 140/2004/ NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định cụ thể là Ngày biên phòng toàn dân được tổ chức thực hiện hàng năm trong phạm vi cả nước với những hoạt động để giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Ngày biên phòng toàn dân theo sự chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Ngày biên phòng toàn dân.

Câu 5: Anh hùng liệt sỹ Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Trần Văn Thọ hy sinh năm nào? Ở đâu? Trần Văn Thọ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm nào? Về thành tích gì?

Gợi ý trả lời:

Anh hùng liệt sỹ Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Trần Văn Thọ hy sinh năm 1961 tại Leng Su Sìn, xã Sính Phình, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (nay là bản Leng Su Sìn, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)

Ngày 1/1/1967 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 118/LCT tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Trần Văn Thọ vì "đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước”, vào sổ vàng số 37.

Câu 6: Những năm gần đây, cán bộ, chiến sĩ BĐBP có nhiều chương trình, việc làm có ý nghĩa đối với nhân dân các dân tộc nơi biên giới, hải đảo. Đồng chí (anh, chị) hãy kể tên và suy nghĩ của mình về việc làm đó?

Gợi ý trả lời:

Những việc làm thiết thực ấy đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng dân, giúp bà con biên giới xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, củng cố lòng tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước và quân đội... Qua đó, hình ảnh người chiến sĩ biên phòng ngày càng trở nên thân thiết, gần gũi, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đồng bào các dân tộc cũng coi nhiệm vụ của đồn biên phòng là công việc của mình. Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc tích cực bảo ban con cháu, vận động bà con tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự khu vực biên giới.

Thực tế cho thấy, nơi nào coi nhẹ công tác tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, nơi đó tình hình an ninh, trật tự dễ phức tạp, lực lượng phản động có điều kiện hoạt động xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; kích động, lôi kéo bà con dân tộc, tổ chức khiếu kiện, chia rẽ mối đoàn kết toàn dân. Ngược lại, ở đâu coi trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng, quan tâm chăm lo xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, bảo đảm an sinh xã hội cho quần chúng nhân dân ở đó “thế trận lòng dân” được tăng cường, các thế lực phản động không có “đất” để chống phá. Đó chính là một “vũ khí” sắc bén không kém phần quan trọng của BĐBP trong đấu tranh, đẩy lùi âm mưu của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch trên địa bàn biên giới, hải đảo trong mọi tình huống.

Câu 7: Đồng chí (anh, chị) hãy viết một đoạn văn (không quá 2000 từ) nói lên cảm xúc của mình về người chiến sĩ Biên phòng hoặc viết một tấm gương người tốt, việc tốt ở đơn vị, địa phương mình trong xây dựng và bảo vệ biên giới?

Gợi ý:

Viết về hình ảnh người chiến sỹ bộ đội Biên phòng nơi biên cương của Tổ quốc, nhà thơ Chế Lan Viên đã có những vần thơ sau:

Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh.

Biên cương, hải đảo - những vùng lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Từ muôn đời nay, bao thế hệ nhân dân, chiến sĩ đã đổ mồ hôi, xương máu để gìn giữ vẹn tròn bờ cõi của đất nước. Đấy là nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều người cầm bút trong đó có các nhà thơ. Đã có không ít bài thơ giàu chất sống, nhiều cảm xúc viết về biên giới hải đảo mà người lính quân hàm xanh là nhân vật trung tâm.

Trong tâm hồn mỗi người dân, tình yêu biên giới luôn là phần sâu sắc không gì có thể thay thế được. Mỗi dòng suối, ngọn núi ở đây, dù bé nhỏ đến đâu cũng là Tổ quốc, là tài sản vô giá ông cha ta để lại. Những dân binh, chiến binh muôn đời nay đã kế tiếp nhau bền bỉ, can trường giữ gìn cương vực của non song.

Vùng đất, vùng biển phên dậu mãi mãi là ký thác thiêng liêng và vững bền của nhân dân về sự toàn vẹn lãnh thổ và trường tồn của đất nước. Xưa cũng thế và nay cũng thế; không thế lực nào, dù hung bạo mưu mô đến mấy làm suy suyển, dập tắt được. Nguyễn Đình Chiến trong bài thơ “Mùa xuân nơi hẹn gặp” đã viết:

Biên cương ơi ký thác của bao đời
Người sống để cháu con về hái lộc
Thơ đã viết đầm đìa trên cột mốc
Câu thơ nào tâm huyết của riêng tôi…

Nói đến biên phòng không thể không nhắc đến những cột mốc hữu hình và vô hình trên những cánh rừng, dòng sông hay vùng biển đảo xa xôi. Người lính biên phòng cũng là những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như Tổ quốc là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ ta. Bằng tâm thức như vậy, Vũ Hiệp Bình đã khẳng định:

Với Tổ quốc, chúng tôi là cột mốc
Với chúng tôi, Tổ quốc là điểm tựa ngàn đời

(Tổ quốc, biên giới và chiến sĩ biên phòng).

Không gì đẹp hơn khi những chiến sĩ mang quân hàm lá cây là núi của núi, là sông của sông, là ruộng của ruộng, là đất của đất, là nước của nước nơi cương vực:

Đất vẫn đất nâng cao thế đứng
Và đồng đội chúng tôi
Như cột mốc ngàn đời
Làm biên giới đất đai

(Vương Trọng - Sáng chào cờ ở một đồn biên phòng).

Con đường trập trùng, đầy gian nan thử thách mà những người lính ấy đi qua là những hành trình đỏ gìn giữ bình yên và gieo mầm cuộc sống mới nơi biên cương như Phạm Vân Anh đã phác họa rất đẹp: Đèo Sa Mù mây bay

Chúng tôi đi trong hành trình đỏ
Gieo xuống đất biên thùy hạt ban mai rực rỡ

(Hành trình đỏ)

Ở một góc nhìn khác của Phạm Thanh Khương, hành trình đỏ ấy mang những thương nhớ lo toan, khao khát ước mong của người lính hải đội biên phòng trên biển:

Những con tàu xé sóng ra đi
Để lại bãi bờ những nét cười giấu trong nỗi nhớ
Giấu lo lắng trong từng nhịp thở
Nuôi ước mơ, nuôi khao khát con người

(Qua triền con sóng)

Có đến với bộ đội biên phòng mới thấu hết những khó khăn vất vả và những thiệt thòi, hi sinh thầm lặng của họ. Mỗi bước đi là mỗi gian lao, mỗi ngày sống là mỗi thử thách trước khắc bạc thiên nhiên, trước nghiệt ngã cuộc sống. Thơ Nguyễn Đức Lợi cho ta một hình dung về mùa hè tây bắc đất nước, nơi chưa bao giờ vắng bóng chiến sĩ biên phòng:

Nay biên giới đang vào mùa bọ chó
Ruồi vàng bay rám cả vạt giang
Tai nóng giẫy từng cơn, từng cơn gió
Từ bên kia đất bạn đốt sang

(Thư gửi từ biên giới)

Trần Đăng Khoa có cái nhìn rất sâu, rất cảm và đầy chia sẻ nhân văn về những người lính biên phòng ở nơi núi cao heo hút:

Những mùa đi thăm thẳm
Trong mung lung chiều tà
Có bao chàng trai trẻ
Cứ lặng thinh mà già

(Đỉnh núi)

Đâu chỉ trong chiến tranh mà ngay cả thời bình người lính vẫn phải chịu những thiệt thòi, lặng lẽ cống hiến hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước. Cuộc sống đời thường của người lính biên phòng cũng đầy gian khổ, thiếu thốn. Trong một lần lên biên cương, Hữu Thỉnh đã xúc động viết:

Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em.

(Thư mùa đông)

Cái sự nhầm kia của người lính trẻ làm cho ta nghẹn ngào rưng rưng. Trong bài thơ “Trở về Bát Xát”, Lê Đình Cánh lại giúp ta thấy rõ hơn cảnh ngộ, gọi là thân phận cũng được của một cán bộ biên phòng:

Về đâu bác trưởng đồn thâm niên thượng úy
Ngôi sao cầu may chưa đậu xuống vai già
Thân gà trống ngại ngùng đi bước nữa/
Điếu cày khuya lưỡng lự vào ra!

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file để xem thêm nội dung chi tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Download.vn
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 12.072
  • Lượt xem: 104.524
  • Dung lượng: 200,9 KB
Sắp xếp theo