Vật lí 10: Bài tập chủ đề 1 Soạn Lý 10 trang 41 sách Cánh diều

Giải Vật lý 10 trang 41, 42 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi Bài tập chủ đề 1: Mô tả chuyển động.

Giải bài tập Vật lý 10: Bài tập chủ đề 1 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi  từ câu 1 đến câu 7 trong sách giáo khoa Vật lí 10 Cánh diều trang 41, 42. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Soạn Lý 10 Bài tập chủ đề 1, mời các bạn cùng đón đọc.

Giải Vật lí 10 Cánh diều Bài tập chủ đề 1

Câu 1

Trái Đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo có bán kính 150 000 000 km

a, Phải mất bao lâu để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất. Biết tốc độ của ánh sáng trong không gian là 3,0 x108 m/s

b, Tính tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Giải thích vì sao đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất.

Gợi ý đáp án

a)

Thời gian để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất là:

t = \frac{s}{v} = \frac{{{{150000000.10}^3}}}{{3,{{0.10}^8}}} = 500{\text{s}} = \frac{{25}}{3} \approx 8,33\left( {phut} \right)

b)

Trái Đất quay quanh Mặt Trời 1 vòng hết 365 ngày = 8760 giờ

Tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất là:

v = \frac{s}{t} = \frac{{150000000.2\pi }}{{8760}} = 1,{076.10^5}\left( {km/h} \right)

Đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất vì độ dịch chuyển của Trái Đất bằng 0.

Câu 2

Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2km, người này đi ô tô về phía bắc trong 15 phút với vận tốc 60 km/h. Bỏ qua thời gian chuyển từ thuyền lên ô tô. Tìm:

a, Tổng quãng đường đã đi.

b, Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp.

c, Tổng thời gian đi.

d, Tốc độ trung bình tính bằng m/s.

e, Độ lớn của vận tốc trung bình.

Gợi ý đáp án

a)

Quãng đường người đó đi về phía bắc là:

{s_2} = {v_2}.{t_2} = 60.\frac{{15}}{{60}} = 15\left( {km} \right)

Tổng quãng đường đã đi là:

s = {s_1} + {s_2} = 2,2 + 15 = 17,2\left( {km} \right)

Độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp là:

d = \sqrt {d_1^2 + d_2^2} = \sqrt {2,{2^2} + {{15}^2}} = 15,16\left( {km} \right)

c)

Thời gian người đó đi về phía đông là:

{t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \frac{{2,{{2.10}^3}}}{{2,0}} = 1100(s) = 18,33\left( {phut} \right)

Tổng thời gian đi của người này là:

t = {t_1} + {t_2} = 18,33 + 15 = 33,33\left( {phut} \right)

d)

Tốc độ trung bình là:

v = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{17,{{2.10}^3}}}{{33,33.60}} = 8,6\left( {m/s} \right)

e)

Độ lớn của vận tốc trung bình là:

v = \frac{d}{t} = \frac{{15,{{16.10}^3}}}{{33,33.60}} = 7,58\left( {m/s} \right)

Câu 3

Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời điểm đó, người B bắt đầu đuổi theo người A. Tốc độ của người B tăng từ thời điểm t = 0,0 s đến t = 5,0 s. Sau đó người B tiếp tục đi với tốc độ không đổi là 4 m/s.

a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người A, từ t = 0,0 s đến t = 12,0 s.

b) Khi nào người B đuổi kịp người A.

c) Người B đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau)?

Gợi ý đáp án

a)

b)

- Từ t = 0,0 s đến t = 5,0 s người B đi được 10 m.

- Sau thời điểm t = 5,0 s người B đi với tốc độ không đổi là 4 m/s

+ Quãng đường người B đi được sau 1 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.1 = 14 m

+ Quãng đường người B đi được sau 2 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.2 = 18 m (đuổi kịp người A)

=> Người B đuổi kịp người A sau 2 s đi với tốc độ không đổi là 4m/s.

c)

Người B đi được 8 m trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau).

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 222
  • Lượt xem: 4.807
  • Dung lượng: 68,8 KB
Liên kết tải về
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thi Nhu Quynh Le
    Thi Nhu Quynh Le dạ có unit 2 lớp 10 global success powerpoint không ạ?
    Thích Phản hồi 22/09/22