Vật lí 10 Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động Soạn Lý 10 trang 57 sách Cánh diều
Giải Vật lý 10 trang 57→60 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động của chủ đề 2: Lực và chuyển động.
Giải bài tập Vật lý 10: Ba định luật Newton về chuyển động các em sẽ biết được kiến thức về 3 định luật Newton, từ có trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 3 Chủ đề 2 trong sách giáo khoa Vật lí 10 Cánh diều. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Vật lý 10 bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động mời các bạn cùng tải tại đây.
Giải Vật lý 10: Ba định luật Newton về chuyển động
I. Định luật I Newton
Câu hỏi 1
Một vật đang chuyển động có cần lực để giữ cho nó tiếp tục chuyển động không?
Lời giải
Nếu như vật chuyển động mà còn chịu tác dụng của lực ma sát giữa vật và bề mặt tiếp xúc thì khi đó vẫn cần lực để giữ cho nó chuyển động.
Tuy nhiên nếu như lực ma sát trên là rất nhỏ hoặc không đáng kể thì khi vật đang chuyển động sẽ không cần lực tác dụng để giữ cho nó tiếp tục chuyển động.
Câu hỏi 2
Hãy giải thích vì sao khi xe phanh gấp thì người ngồi trên ô tô bị nghiêng về phía trước và nêu ý nghĩa của việc đeo dây an toàn khi ngồi trên ô tô.
Lời giải
Ta dựa vào kiến thức: Các vật đều không thể thay đổi vận tốc ngay lập tức, mà luôn có xu hướng duy trì trạng thái chuyển động hay đứng yên đang có.
Khi xe phanh gấp thì người ngồi trên ô tô bị nghiêng về phía trước vì khi đó chiếc xe có thể dừng lại, nhưng người ngồi trên xe vẫn có xu hướng duy trì trạng thái chuyển động về phía trước nên lúc đó người sẽ bị nghiêng về phía trước.
Ý nghĩa của việc đeo dây an toàn khi ngồi trên xe sẽ giữ người ở trên ghế, giúp cho người không bị lao về phía trước hạn chế thương vong.
II. Định luật II Newton
Câu hỏi 3
Biểu diễn hợp lực và gia tốc của người nhảy dù khi đang rơi chưa bung dù và khi dù đã bung ra.
Gợi ý đáp án
+ Khi chưa bung dù, người chịu tác dụng của trọng lực (mũi tên màu hồng) và lực cản không khí (mũi tên màu vàng). Người vẫn rơi xuống nên hợp lực cùng hướng với trọng lực và có độ lớn bằng hiệu độ lớn của trọng lực và độ lớn của lực cản không khí.
+ Khi bung dù, hệ người và dù chịu tác dụng của trọng lực (người và dù đều chịu tác dụng của trọng lực được biểu diễn bằng mũi tên màu hồng và màu đen), lực cản không khí tác dụng lên người và dù (được biểu diễn bằng mũi tên màu vàng và màu xanh). Khi đó, độ lớn của lực cản của không khí lớn hơn trọng lượng của người và dù nên hợp lực có cùng hướng với lực cản, gia tốc hướng lên ngược chiều chuyển động làm người rơi chậm dần.
III. Định luật III Newton
Câu hỏi 4
Hãy biểu diễn cặp lực – phản lực giữa hai cực từ gần nhau của hai nam châm ở hình 3.3
Gợi ý đáp án
Hai nam châm có các cực khác nhau đặt gần nhau thì sẽ hút nhau, cực từ N của nam châm bên trái tác dụng lực hút lên cực từ S của nam châm bên đồng thời cực từ S của nam châm bên phải cũng tác dụng lực hút lên cực từ N của nam châm bên trái. Hai lực là cặp lực và phản lực, có điểm đặt tại 2 vật khác nhau, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.