Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa - Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 4

Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 57, 58. Qua đó, các em biết cách sử dụng từ đa nghĩa trong câu.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa của Bài 4: Có chí thì nên - Chủ điểm Măng non theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 57, 58

Nhận xét

Câu 1: Tìm nghĩa phù hợp với từ in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:

a) Chiếc com-pa bố vẽ
chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xoè trong lửa.
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân

VŨ QUÂN PHƯƠNG.

(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng

b) Bàn chân của bé
Đi dép đẹp thêm ra
Dép cũng vui thích lắm
Theo chân đi khắp nhà.

PHẠM HỔ

(2) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

c) Nổi tiếng nhất trong Quần thể di tích lịch sử — văn hoá núi Bà Đen (Tây Ninh) là chùa Bà. Từ chân núi, bạn sẽ có hơn một giờ trải nghiệm lí thú theo con đường 1500 bậc, vòng quanh những tảng đá, cây rừng um tùm hai bên để lên thăm ngôi chùa nằm ở độ cao hơn 200 mét này.

Theo Sổ tay du lịch Tây Ninh

(3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.

Trả lời:

a – (3)

b – (1)

c – (2)

Câu 2: Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau và khác nhau?

Trả lời:

- Điểm giống: Đều chỉ phần hoặc bộ phận dưới cùng của sự vật.

- Điểm khác:

(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng

(2) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

(3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.

Luyện tập

Câu 1: Trong những câu nào dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?

a) Mặt

– Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.

Theo NGUYỄN THỊ XUYẾN

– Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường.

Theo NGUYỄN THỊ XUYÊN

b) Xanh

–Hoa càng đỏ, lá càng xanh.

Theo XUÂN DIỆU

– Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.

Theo ĐẦO VŨ

c) Chạy

– Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.

– Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.

KIM VIÊN

Trả lời:

STT

Câu có từ mang nghĩa gốc

Câu có từ mang nghĩa chuyển

a

– Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.

– Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường.

b

– Hoa càng đỏ, lá càng xanh.

– Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.

c

– Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.

– Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.

Câu 2: Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt

Trả lời:

- Mẹ mới mua 5 đôi tất cao cổ.

- Cổ lọ được vẽ hoa văn trang trí tinh xảo.

- Miệng vực sâu thăm thẳm.

- Dì Tư bỏ đi mấy chiếc bát miệng đã sứt mẻ.

- Cái cưa của bố em có những chiếc răng thật sắc.

- Những chiếc răng của cái cào lúa nhà bà em nhọn hoắt.

- Tay tre vươn dài tỏa ra xung quanh.

- Anh ấy là tay bóng bàn giỏi nhất đội.

- Quả na đang mở mắt.

- Mắt cá chân em đang bị sưng to và bầm tím.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨