Thủ tục đăng ký thang lương, bảng lương 2022

Thang bảng lương là căn cứ pháp lý để quản lý chi phí tiền lương, tiền công cho nhân viên doanh nghiệp.

Thông qua bảng lương, cán bộ công ty có thể quản lý có hệ thống và có cơ sở để xác định chính xác tiền lương của mỗi nhân viên tương ứng với chức doanh và thâm niên của mỗi người. Ngoài ra đây cũng là căn cứ để xây dựng quy chế đãi ngộ, khen thưởng của các thành viên trong công ty. Vậy thủ tục đăng ký thang bảng lương như thế nào? Hồ sơ gồm những gì? Mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Hồ sơ đăng ký thang bảng lương

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Cụ thể, các hồ sơ cần nộp như sau:

  • Bản photo giấy đăng ký doanh nghiệp;
  • Hệ thống thang bảng lương;
  • Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương;
  • Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương;
  • Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương;
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh;
  • Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp, ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện sẽ tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.

Trường hợp phát hiện thang, bảng lương của doanh nghiệp vi phạm các nguyên tắc do Chính phủ quy định, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.

b. Đối tượng áp dụng:

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên.

c. Phương thức đăng ký:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
  • Cơ quan có thẩm quyền xử lý:
  • Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

II. Tại sao lại phải lập thang bảng lương?

Điều 93 Bộ Luật Lao động quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:

“Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ xây dựng thang bảng lương và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đạt cơ sở sản xuất kinh doanh của người lao động.

Khoản 10, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây

a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;

b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.”

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp không lập và nộp thang bảng lương theo quy định sẽ phải nộp phạt theo quy định trên.

III. Mẫu thang bảng lương mới nhất

TÊN ĐƠN VỊ: ...................................................................

NGÀNH NGHỀ: ...............................................................

ĐỊA CHỈ: ...........................................................................

ĐIỆN THOẠI: ...................................................................

MÃ SỐ (Do Sở LĐ – TBXH ghi): ..................................

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

-------------

I/-MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :

Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: ………………………… đồng/tháng.

II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG :

1/- BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:

Đơn vị tính : 1.000 đồng.

CHỨC DANH

CÔNG VIỆC

SỐ

BẬC

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

v.v…

01/- Giám đốc

- Hệ số :

- Mức lương

02/- Phó Giám đốc

- Hệ số :

- Mức lương

03/- Kế toán trưởng

- Hệ số :

- Mức lương

Ghi chú : *Mức lương = (Hệ số lương x mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng).

2/- BẢNG LƯƠNG VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH, PHỤC VỤ

Đơn vị tính : 1.000 đồng.

CHỨC DANH

CÔNG VIỆC

SỐ

BẬC

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

v.v…


01/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

02/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

03/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

04/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

v.v….

01: Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh sau: (đề nghị doanh nghiệp liệt kê đầy đủ các chức danh được xếp vào ngạch lương này).

02: Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh sau: …

Ghi chú : Một ngạch lương có thể áp dụng đối với nhiều chức danh. Tiêu chuẩn chức danh đầy đủ do doanh nghiệp quy định

3/- THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ.

CHỨC DANH

CÔNG VIỆC

SỐ

BẬC

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

v.v…

01/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

02/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

03/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

04/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

v.v….

Ghi chú : Một chức danh của thang lương, bảng lương của công nhân trực tiếp sản xuất có thể áp dụng đối với nhiều loại công việc. Tiêu chuẩn chức danh quy định tại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Ngày…. tháng……năm .....

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

  • 1.797 lượt xem
👨 Trịnh Thị Lương Cập nhật: 18/06/2022 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Sắp xếp theo