Sinh học 12 Bài 6: Đột biến nhiễm sắc thể Giải Sinh 12 Cánh diều trang 31, 32, ...,38, 39

Giải Sinh 12 Bài 6: Đột biến nhiễm sắc thể giúp các em học sinh lớp 12 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK Sinh học 12 Cánh diều trang 31→39.

Soạn Sinh 12 Cánh diều Bài 6 giúp các em học sinh lớp 12 hiểu được kiến thức về cơ chế phát sinh số lượng đột biến nhiễm sắc thể, ý nghĩa của đột biến. Từ đó để học tốt chủ đề 2 Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 12 Bài 6 Cánh diều mời các bạn cùng tải tại đây.

Trả lời Hình thành kiến thức kỹ năng

Câu hỏi trang 31

Nhận xét về số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể ở hình 6.2b, hình 6.2c so với hình 6.2a.

Gợi ý đáp án

- Hình 6.2b thừa 1 NST

- Hình 6.2c bị mất đoạn NST

Câu hỏi trang 32

Quan sát hình 6.3 và kể tên các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Gợi ý đáp án

Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể:

- Thể đa bội: cùng nguồn, khác nguồn

- Thể lệch bội: thể một nhiễm (2n-1), thể khuyết nhiễm (2n-2), thể ba nhiễm (2n+1) và thể bốn nhiễm (2n+2),...

Câu hỏi trang 33

Quan sát hình 6.4 và mô tả cơ chế hình thành đột biến lệch bội, đột biến đa bội.

Gợi ý đáp án

- Đột biến lệch bội: Do sự rối loạn trong quá trình phân bào, dẫn đến một hoặc vài cặp NST không phân li, tạo ra các giao tử thừa hoặc thiếu NST. Khi kết hợp với giao tử bình thường, sẽ hình thành thể lệch bội (2n-1, 2n+1).

- Đột biến đa bội:

Thể tự đa bội:

+ Do sự nhân đôi bộ NST xảy ra trong nguyên phân hoặc giảm phân.

+ Sự không phân li của tất cả các NST ở giảm phân I, tạo ra giao tử 2n.

+ Lai xa kết hợp với đa bội hóa.

Thể dị đa bội:

+ Lai xa giữa hai loài khác nhau về bộ NST.

+ Sự nhân đôi bộ NST ở một trong hai loài lai xa.

Trả lời Luyện tập Sinh học 12 Bài 6

Luyện tập trang 32

Lấy thêm ví dụ đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Gợi ý đáp án

Thể một kép: 2n+1+1

Thể tứ bội: 4n

Thể song nhị bội: 2n(1)+2n(2)

Luyện tập trang 34

Trình bày cơ chế đột biến gây hội chứng Klinefelter ở người.

Gợi ý đáp án

Cơ chế đột biến:

- Sự không phân li của NST X ở mẹ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng Klinefelter. Trong quá trình giảm phân I hoặc giảm phân II ở mẹ, NST X không phân li, dẫn đến tạo ra giao tử n (chỉ có một NST X) hoặc 2n (có hai NST X). Khi giao tử n của mẹ kết hợp với giao tử Y của bố, sẽ tạo ra thai nhi XXY.

- Sự không phân li của NST X ở bố: Trường hợp này ít phổ biến hơn. Khi NST X của bố không phân li trong quá trình giảm phân, sẽ tạo ra giao tử n (chỉ có một NST X) hoặc 2n (có hai NST X). Khi giao tử n của bố kết hợp với giao tử X của mẹ, sẽ tạo ra thai nhi XXY.

Luyện tập trang 34

Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Trả lời Vận dụng Sinh học 12 Bài 6

Vận dụng trang 39

Khi so sánh hệ gene người (46 nhiễm sắc thể) và hệ gene một số loài linh trưởng như tinh tinh, vượn,... (48 nhiễm sắc thể), các nhà khoa học nhận thấy nhiễm sắc thể số 2 ở người gồm hai đoạn giống với hai nhiễm sắc thể khác nhau (2A và 2B) ở các loài trên. Nêu giả thuyết sự hình thành nhiễm sắc thể số 2 ở người.

Gợi ý đáp án

Nhiễm sắc thể số 2 ở người là kết quả của sự hợp nhất hai nhiễm sắc thể tương đồng (2A và 2B) ở tổ tiên chung của người và các loài linh trưởng.

Vận dụng trang 39

Giải thích tại sao không sử dụng 2,4-D để diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp.

Gợi ý đáp án

Không sử dụng 2,4-D để diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vì:

- Gây ung thư: 2,4-D được xếp loại có thể gây ung thư cho con người bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC).

- Gây ra các vấn đề về sức khỏe khác: 2,4-D có thể gây ra các vấn đề về hệ thống miễn dịch, hệ thống sinh sản, hệ thần kinh, v.v.

- Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ em: 2,4-D có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề phát triển ở trẻ em.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 14
  • Dung lượng: 104,9 KB
Sắp xếp theo