Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Ôn tập Sinh học 12

Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Sinh học 12 Cánh diều bài 6.

Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mang đến câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Từ đó biết cách trả lời câu hỏi để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Dạng đột biến

Đặc điểm

Hậu quả

Mất đoạn

Xảy ra khi một đoạn (đầu mút hoặc đoạn giữa) trên một nhiễm sắc thể bị đứt ra, đoạn bị đứt có thể gắn vào một nhiễm sắc thể khác hoặc bị tiêu biến.

Mất một số gene nhất định, có thể dẫn đến mất chức năng của gene, thường gây chết, giảm sức sống hoặc khả năng sinh sản.

Lặp đoạn

Thường xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo không cân trong giảm phân hình thành một nhiễm sắc thể mất đoạn và một nhiễm sắc thể lặp đoạn.

Làm tăng số lượng gene trên nhiễm sắc thể, dẫn đến sự tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.

Đảo đoạn có chứa tâm động

Xảy ra khi một đoạn trên nhiễm sắc thể bị đứt ra và gắn trở lại vào nhiễm sắc thể ban đầu nhưng theo chiều ngược lại. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo có chứa tâm động.

Làm cho trình tự của gene trên nhiễm sắc thể bị thay đổi dẫn đến mức độ hoạt động của gene có thể tăng hoặc giảm, thậm chí không hoạt động. Ở cơ thể dị hợp tử mang đoạn đảo, nếu trao đổi chéo xảy ra trong vùng đoạn đảo sẽ tạo ra các giao tử không bình thường, hợp tử không có khả năng sống.

Đảo đoạn không chứa tâm động

Xảy ra khi một đoạn trên nhiễm sắc thể bị đứt ra và gắn trở lại vào nhiễm sắc thể ban đầu nhưng theo chiều ngược lại. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo không chứa tâm động.

Chuyển đoạn tương hỗ

Hai nhiễm sắc thể không tương đồng trao đổi đoạn cho nhau.

Các chuyển đoạn nhỏ thường ít ảnh hưởng đến sức sống, chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản ở sinh vật.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 03
  • Dung lượng: 82,3 KB
Tìm thêm: Sinh học 12
Sắp xếp theo