Sinh học 12 Bài 15: Các bằng chứng tiến hoá Giải Sinh 12 Chân trời sáng tạo trang 100, 101, 102, 103

Giải Sinh 12 Bài 15: Các bằng chứng tiến hoá là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Chương 4 Bằng chứng và cơ chế tiến hóa trang 100→103.

Soạn Sinh 12 Chân trời sáng tạo Bài 15 trang 100, 101, 102, 103 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về giải phẫu so sánh, bằng chứng tế bào học. Đồng thời trả lời các câu hỏi nội dung bài học so sánh với kết quả mình đã làm.

Trả lời câu hỏi Hoạt động hình thành kiến thức mới

Câu 1

Cho thêm các ví dụ về một số loại hoá thạch khác mà em biết.

Gợi ý đáp án 

Ví dụ về một số loại hóa thạch: than đá, hóa thạch xương khủng long, hóa thạch thực vật,…

Câu 2

Quan sát Hình 15.2, hãy cho biết những biến đổi ở phần xương chi trước giúp mỗi loài thích nghi như thế nào.

Gợi ý đáp án 

Do chức năng khác nhau nên chi trước ở các loài này có hình thái khác nhau:

  • Ở cá sấu, chi trước để di chuyển, xương ngón và xương bàn phát triển.
  • Ở cá voi, chi trước dùng để bơi, xương ngón dài, nhiều đốt
  • Ở dơi và chim, chi trước để bay, xương nhỏ, dài, kẽ ngón có màng
  • Ở người, chi trước để cầm nắm, ngón tay phát triển, các xương cổ tay linh hoạt.

Trả lời Luyện tập Sinh học 12 Bài 15

Luyện tập trang 101

Hoá thạch có ý nghĩa gì với việc nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới?

Gợi ý đáp án 

Hóa thạch là những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới, cho thấy các loài đã từng tồn tại và tiến hóa như thế nào theo thời gian.

Luyện tập trang 101

Hãy nêu một số ví dụ về các cơ quan tương đồng.

Gợi ý đáp án 

Một số ví dụ về các cơ quan tương đồng: chi trước của người, cá voi, mèo, dơi... đều có xương cánh, xương cổ, xương bàn, xương ngón; gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.

Trả lời Vận dụng Sinh học 12 Bài 15

Giải thích vì sao bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật?

Gợi ý đáp án 

Vì các loài có hình thái và đặc điểm giống nhau chưa chắc có họ hàng gần với nhau, có thể đó là đặc điểm thích nghi phù hợp với môi trường sống, các đặc điểm này sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Còn các phân tử di truyền gần như không thay đổi dù môi trường xung quanh có biến động ra sao, nên bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 04
  • Dung lượng: 94 KB
Sắp xếp theo