Phân tích truyện ngắn Những dòng chữ diệu kỳ
Phân tích tác phẩm Những dòng chữ diệu kỳ của Nguyễn Phan Khuê mang đến gợi ý cách viết chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10.
Những dòng chữ diệu kỳ của Nguyễn Phan Khuê không chỉ khắc họa tình bạn hồn nhiên giữa những đứa trẻ mà còn mở ra một thế giới kỳ diệu của văn chương, nơi mà chữ nghĩa có thể đưa con người đến những chân trời mới. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu dưới đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích Hương hoa hoàng lan, phân tích truyện Mua nhà, phân tích Chữ người tử tù.
Dàn ý phân tích Những dòng chữ diệu kỳ
I. Mở bài
- Có người từng nói rằng: "Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc đời, nhưng là cuộc đời trong ánh sáng rực rỡ của tâm hồn người nghệ sĩ."
- Truyện ngắn "Những dòng chữ diệu kỳ" của Nguyễn Phan Khuê là một tác phẩm đẹp, gợi nhớ về những ngày thơ ấu, về sự kỳ diệu của chữ nghĩa và trí tưởng tượng.
- Câu chuyện không chỉ khắc họa tình bạn hồn nhiên giữa những đứa trẻ mà còn mở ra một thế giới kỳ diệu của văn chương, nơi mà chữ nghĩa có thể đưa con người đến những chân trời mới.
II/Thân bài
- Khái quát
- Nguyễn Phan Khuê, bút danh Khuê Phan, là một nhà văn, nhà báo gắn bó với văn học thiếu nhi Việt Nam. Trong sự nghiệp của mình, anh đã góp phần lớn vào việc nuôi dưỡng và phát triển thế hệ trẻ thông qua những tác phẩm giàu tính giáo dục và nhân văn.
- Truyện ngắn "Những dòng chữ diệu kỳ" của anh được kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn của nhân vật “tôi” - người bạn thân thiết của Minh.
- Với lối kể chuyện đơn tuyến, tác phẩm tập trung vào mối quan hệ giữa hai nhân vật chính và những thay đổi trong nhận thức của Minh về giá trị của sách, của tri thứcc.
- Tác phẩm có một cốt truyện đơn giản nhưng sâu sắc, khéo léo lồng ghép những bài học về tình bạn, về giá trị của tri thức và sự kỳ diệu của ngôn từ.
Tóm tắt và nêu chủ đề
Những dòng chữ diệu kỳ kể về cậu bé Minh - một đứa trẻ chưa biết đọc nhưng sống trong một gia đình có cả một thư viện nhỏ. Tuy có rất nhiều sách, nhưng cu Minh không hề hứng thú với chúng, mà chỉ thích thú với những trò chơi như thả diều hay gấp máy bay. Khi thấy Minh xé báo để gấp máy bay, nhân vật “tôi” - người bạn của Minh, đã quyết tâm giúp Minh nhận ra giá trị của những cuốn sách thông qua việc kể cho Minh nghe những câu chuyện hấp dẫn từ trong sách. Dần dần, cu Minh bắt đầu yêu thích những câu chuyện đó và khao khát được học đọc, học viết để tự mình khám phá thế giới diệu kỳ ấy. Chủ đề của truyện xoay quanh sự kỳ diệu của chữ nghĩa, tầm quan trọng của sách và tri thức đối với sự phát triển của trẻ em. Đây là một đề tài quen thuộc trong văn học thiếu nhi, nhưng được Nguyễn Phan Khuê thể hiện một cách mới mẻ, sinh động và rất gần gũi.
- Phân tích nhân vật chính
- Minh là nhân vật trung tâm của truyện, đại diện cho hình ảnh những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng dễ dàng bị cuốn vào những thú vui tạm thời mà bỏ qua giá trị đích thực của cuộc sống.
- Minh sống trong một gia đình trí thức, có đầy đủ điều kiện tiếp cận với sách vở, nhưng lại không hề hứng thú với việc đọc. Thay vào đó, cậu bé chỉ quan tâm đến những trò chơi như thả diều hay gấp máy bay.
- Minh đã từng đổi một cuốn truyện quý giá để đổi lấy một chiếc diều, xé những tờ báo giá trị để gấp máy bay. Hành động này thể hiện sự ngây thơ và chưa nhận thức được giá trị của sách vở.
- Tuy nhiên, chính sự kiên nhẫn và tình yêu thương của “tôi” đã giúp Minh dần nhận ra giá trị của chữ nghĩa.
=> Qua đó, Nguyễn Phan Khuê muốn gửi gắm thông điệp rằng: tri thức không phải là thứ có thể ép buộc, mà cần được khơi dậy một cách tự nhiên và từ lòng đam mê chân thật.
- Phân tích các nhân vật khác
- Nhân vật “tôi” trong truyện là người bạn thân thiết của Minh, đồng thời cũng là người đã giúp Minh nhận ra giá trị của sách vở.
- “Tôi” là một cậu bé ham đọc sách, yêu thích những câu chuyện cổ tích và luôn khao khát chia sẻ niềm vui ấy với Minh. Sự kiên nhẫn và tình bạn chân thành của “tôi” đã dần dần làm thay đổi Minh, từ một đứa trẻ vô tư chỉ biết đến trò chơi trở thành một người biết trân trọng giá trị của sách vở.
=>Nhân vật “tôi” không chỉ là người dẫn dắt câu chuyện mà còn là biểu tượng của sự lan tỏa tri thức, tình bạn đẹp và lòng kiên nhẫn trong việc giáo dục trẻ em.
- Đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích
Truyện “Những con chữ kì diệu” có nhiều nét đặc sắc về mặt nghệ thuật:
- Tác phẩm có một cốt truyện đơn giản nhưng không kém phần cuốn hút, với những tình tiết nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Ngôi kể thứ nhất giúp người đọc dễ dàng đồng cảm với nhân vật “tôi”, và cùng trải qua những cảm xúc từ bực tức, thương cảm đến hạnh phúc khi thấy Minh dần thay đổi. Điểm nhìn từ nhân vật “tôi” không chỉ mang lại sự gần gũi, mà còn giúp tác giả thể hiện một cách tinh tế quá trình thay đổi trong nhận thức của Minh.
- Cách dựng tình huống trong truyện rất tự nhiên, không gượng ép, từ việc Minh thích chơi diều, gấp máy bay cho đến việc bị ba phạt và cuối cùng là sự thay đổi trong suy nghĩ của cậu bé. Những tình huống này không chỉ góp phần phát triển cốt truyện mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ em về giá trị của sách vở.
- Cách khắc họa nhân vật chủ yếu qua lời kể, hành động và suy nghĩ nội tâm của nhân vật, giúp người đọc dễ dàng hình dung được về phẩm chất của từng nhân vật cũng như giá trị của tri thức, của sách vở đối với cuộc sống của mỗi người.
- Ngôn ngữ trong truyện đơn giản, gần gũi nhưng giàu hình ảnh và cảm xúc, tạo nên một không gian ấm áp, thân thiện và rất phù hợp với đối tượng thiếu nhi. Giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng, xen lẫn chút hóm hỉnh, khiến câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn.
- Đánh giá chung và liên hệ
- Những dòng chữ diệu kỳ là một tác phẩm đặc sắc, vừa mang tính giáo dục cao, vừa gần gũi và dễ hiểu đối với độc giả nhỏ tuổi.
- Tác phẩm không chỉ dạy trẻ em về giá trị của sách vở mà còn khơi gợi lòng đam mê tri thức, tinh thần ham học hỏi và tầm quan trọng của việc chia sẻ tri thức trong cuộc sống.
- Qua câu chuyện, ta có thể thấy được tình yêu của tác giả đối với trẻ em, cũng như tâm huyết trong việc vun đắp những giá trị tinh thần cao đẹp cho thế hệ trẻ.
- Nếu so sánh với những tác phẩm cùng đề tài như Totto-chan: Cô bé bên cửa sổ của Kuroyanagi Tetsuko, ta có thể thấy rằng cả hai tác phẩm đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ em thông qua sự khơi dậy lòng đam mê và khả năng tự khám phá.
III/ Kết bài
- "Những dòng chữ diệu kỳ" là một tác phẩm đặc sắc, khơi gợi trong lòng người đọc, đặc biệt là trẻ em rất nhiều những tình cảm đẹp.
- Tác phẩm giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ, không chỉ bằng việc cung cấp kiến thức mà còn bằng cách khơi dậy niềm đam mê và khả năng tự khám phá của trẻ.
- Với sự giản dị nhưng đầy cảm xúc, tác phẩm chắc chắn sẽ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc và tiếp tục sống mãi trong lòng các thế hệ trẻ yêu sách.