Tập làm văn lớp 3: Kể lại một đoạn câu chuyện Ông tổ nghề thêu (2 mẫu) Kể chuyện lớp 3 - Tuần 21

Download.vn mời bạn đọc tham khảo bài Tập làm văn lớp 3: Kể lại một đoạn câu chuyện Ông tổ nghề thêu, giúp các em học sinh biết cách kể lại một câu chuyện.

Kể chuyện Ông tổ nghề thêu
Kể chuyện Ông tổ nghề thêu

Tài liệu bao gồm 2 mẫu, hy vọng có thể giúp cho các em học sinh lớp 3 khi hoàn thiện bài viết của mình.

Kể chuyện Ông tổ nghề thêu - Mẫu 1

Đoạn 1:

Thuở nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học mọi lúc khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Đến tối, trong nhà không có đèn. Cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để đọc sách. Đến khi lớn lên, Trần Quốc Khái thi đỗ tiến sĩ, rồi ra làm quan trong triều đình.

Đoạn 2:

Trần Quốc Khái được cử đi sứ sang Trung Quốc. Nhà vua Trung Hoa muốn thử tài, sai dựng một cái lều cao rồi mời ông lên chơi, sau đó sai người cất thang đi. Ông liền ở lại trên lầu. Trên lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

Đoạn 3:

Bụng đói cồn cào, nhưng không có cơm ăn. Ông đọc ba chữ trên bức tường rồi mỉm cười, bẻ tay pho tượng ra nếm thử. Hóa ra hai pho tượng được nặn bằng chè lam. Ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ tượng mà ăn. Nhân lúc nhàn rỗi, ông học cách thêu và làm lọng.

Đoạn 4.

Sau khi học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Khi nhìn thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, sai mở tiệc thiết đãi rồi tiễn về nước.

Đoạn 5.

Khi về đến nước, Trần Quốc Khái truyền dạy cho nhân dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nghề thêu lan rộng ra khắp mọi nơi. Sau khi ông mất, nhân dân vùng Thường Tín, quê hương của ông đã lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

Kể chuyện Ông tổ nghề thêu - Mẫu 2

- Đoạn 1:

Khi còn nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Chẳng bao lâu, ông thi đỗ tiến sĩ, rồi được làm quan to trong triều đình nhà Lê.

- Đoạn 2:

Trần Quốc Khái được cử đi sứ Trung Quốc. Vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách nên đã mời ông lên chơi trên một cái lều cao, rồi cất thang đi. Trên lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

- Đoạn 3:

Bụng đói cồn cào, nhưng không có cơm ăn. Ông nhìn thấy ba chữ trên tường, mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra pho tượng được làm bằng bột chè lam. Hằng ngày ông bẻ tượng phật mà ăn, lấy nước trong vò mà uống. Nhân lúc nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, học cách thêu và làm lọng.

- Đoạn 4:

Ông tìm đường để xuống. Khi nhìn thấy những con dơi bay lượn trên trời như những chiếc lá. Ông ôm chiếc lọng vừa làm xong rồi nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài, đặt tiệc lo tiễn về nước.

- Đoạn 5:

Về tới nước, ông bèn truyền dạy cho dân cách thêu và nghề làm lọng cho nhân dân. Dần dần, nghề thêu lan rộng khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 08
  • Lượt xem: 2.255
  • Dung lượng: 384,6 KB
Sắp xếp theo