Hợp đồng dịch vụ an ninh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
===o0o===
Tp.HCM, ngày …… tháng …… năm 200
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ AN NINH
(Số: …../ĐV– ……./04)
- Căn cứ vào pháp lệnh HĐKT của nhà nước Việt Nam ban hành ngày 29/09/1989.
- Căn cứ theo nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của HĐBT quy định chi tiết về thực hiện pháp lệnh HĐKT.
BÊN A: ……………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………………………
Fax: ……………………………………………………
Đại diện: - Chức vụ:
Mã số thuế: ……………………………………………………
GPĐTsố: ……………………………………………………
Và
BÊN B: ..............................................................................................................
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
Đại diện:
GPKD số:
Mã số thuế:
Số tài khoản:
Cùng thỏa thuận ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ với các điều khoản và điều kiện sau đây:
ĐIỀU 1. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÊN B
Căn cứ theo nhu cầu bảo vệ của Bên A, Bên B có trách nhiệm bảo vệ tài sản và an ninh trật tự cho Bên A tại địa điểm: ............................................ Sau đây gọi là khu vực bảo vệ theo các hạng mục:
1.1. Bảo vệ an toàn các trang thiết bị, tài sản của Bên A.
1.2. Chủ động phát hiện để phòng chống các hành vi phá hoại hoặc đe dọa phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của Bên A theo đúng luật pháp Việt Nam.
Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kiểm tra, kiểm soát, ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa, tài sản, người và phương tiện ra vào khu vực của Bên A.
1.4. Báo cáo đầy đủ và kịp thời các thông tin có liên quan đến tình hình bảo vệ tài sản và an ninh trật tự để Bên A có kế hoạch xử lý.
1.5. Thường xuyên tuần tra canh gác phát hiện kịp thời và xử lý trong khả năng cho phép các sự cố mất an toàn của Bên A (đặc biệt là an toàn PCCC).
Có trách nhiệm kiểm tra vật dụng cá nhân của cán bộ, công nhân viên và khách của Bên A, kể cả các lái xe có quan hệ hợp đồng vận tải với Bên A khi ra vào khu vực bảo vệ trong trường hợp Bên A có qui định kiểm tra và các qui định đó phải phù hợp với luật pháp Việt Nam.
Được quyền bắt giữ ngay và lập biên bản kịp thời khi bắt được các trường hợp phạm pháp qủa tang theo luật pháp Việt Nam đối với bất kỳ ai có hành vi phá hoại, trộm cắp, lừa đảo, gian lận… để chiếm đoạt tài sản hoặc gây rối làm mất an toàn trật tự xã hội trong khu vực bảo vệ của Bên A, đồng thời phải thông báo ngay người có trách nhiệm của Bên A biết sự việc xảy ra.
Có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc vận chuyển rác thải, phế liệu ra khỏi khu vực bảo vệ của Bên A.
Kiểm tra, nhắc nhở nhân viên và khách đến làm việc chấp hành nội qui của Bên A.
Bên B có quyền điều hành về nhân sự đối với nhân viên của mình. Chủ động triển khai các phương án bảo vệ đã thống nhất từ trước với Bên A.
Chủ động giải quyết các tình huống xảy ra ngoài thời gian làm việc nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho Bên A đồng thời báo cáo ngay cho lãnh đạo của Bên A (theo địa chỉ ghi trong phần chú thích của hợp đồng).
Có trách nhiệm gìn giữ bí mật sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Bên A.
ĐIỀU 2. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÊN A
Bên A có trách nhiệm tạo các điều kiện thuận lợi cho Bên B thực hiện tốt nhiệm vụ. Cụ thể gồm:
2.1. Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết có liên quan đến tình hình bảo vệ, tài sản và an ninh trật tự cho Bên B.
2.2. Thường xuyên duy trì việc trao đổi rút kinh nghiệm giữa các bên tham gia hợp đồng.
Bên A tạo điều kiện cho Bên B hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tôn trọng danh dự phẩm giá con người của cán bộ, nhân viên Bên B.
Khi có tình huống cấp thiết mà Bên B thấy cần phải điều động thêm người và phương tiện để xử lý các sự cố xảy ra thì Bên A hỗ trợ cho Bên B với khả năng tốt nhất.
Cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất cho Bên B trong qúa trình làm việc (phòng làm việc, điện thoại, bàn, tủ).
Hành vi đạo đức: Bên A không được tuyển dụng nhân viên bảo vệ đang làm việc cho Bên B sang làm việc cho Bên A sau khi hai bên chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ. Tuy nhiên bên A có quyền tuyển dụng nhân viên bảo vệ làm việc cho Bên A thông qua cuộc tuyển dụng rộng rãi trên báo chí và truyền hình.
ĐIỀU 3. QUY ĐỊNH NHÂN VIÊN BẢO VỆ VÀ TRANG BỊ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Mức độ nhân viên bảo vệ được huấn luyện để triển khai tại mục tiêu như sau:
- Nghiệp vụ bảo vệ và giao tiếp.
- Các kỹ năng giám sát cơ bản.
- Nghiệp vụ ứng phó trong tình huống khẩn cấp.
- Nghiệp vụ cấp cứu người bị nạn.
- Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy.
- Võ thuật chiến đấu, cách sử dụng các công cụ hỗ trợ.
- Nhân viên bảo vệ phải được tuyển chọn kỹ, lý lịch rõ ràng, không khuyết tật bẩm sinh, không có tiền án, tiền sự, đã qua huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ, có sức khỏe tốt và có năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
- Danh sách của đội bảo vệ (có ảnh 4 x 6) được gửi cho Bên A kèm theo bản hợp đồng này. Nếu bất kỳ nhân viên nào do Bên B cử đến bị phát hiện là không trung thực, thái độ tác phong làm việc không nghiêm túc hoặc không đảm bảo được quan hệ trong công tác, Bên A có quyền gửi văn bản yêu cầu Bên B thay đổi người.
Nhân viên bảo vệ không được có những hành vi sau:
- Tự ý bỏ vị trí gác, trực.
- Gây phiền hà trở ngại đối với công nhân, nhân viên của Bên A hoặc khách hàng có quan hệ giao dịch với Bên A.
- Hành vi không nghiêm túc, lơ là chây lười.
- Ngủ trong giờ làm việc, hút thuốc và sử dụng các chất ma túy.
- Đánh bài bạc trong giờ làm việc.
- Uống rượu, bia trong giờ làm việc.
Những hành vi khác mà Bên A nghiêm cấm quy định trong nội quy hoặc quy định của Bên A.
Trang thiết bị hỗ trợ thực hiện dịch vụ bảo vệ do Bên B cung cấp bao gồm:
- Đồng phục theo mẫu của Công Ty Bảo Vệ.
- Gậy cao su.
ĐIỀU 4. THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG BẢO VỆ
4.1. Thời gian làm việc: 24 giờ/ngày, 07 ngày/tuần.
4.2. Bố trí lực lượng bảo vệ:
Ca 1: từ 07h00 đến 15h00 = ....... người.
Ca 2: từ 15h00 đến 23h00 = ....... người
Ca 3: từ 23h00 đến 07h00 = ....... người
ĐIỀU 5. GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
5.1. Đơn giá: …………………………… VND/tháng.
5.2. Hàng tháng Bên A thanh toán cho Bên B chi phí dịch vụ bảo vệ bằng tiền Việt Nam với mức tổng trị gía là: ..................... VND/tháng và được giữ nguyên trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực.
Mức tổng trị giá trên đã bao gồm công cụ hỗ trợ và các chi phí liên quan đến nhân viên bảo vệ (chưa bao gồm 10% VAT).
Việc thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Bên B.
Bên B có trách nhiệm chuyển cho Bên A hóa đơn tài chính chậm nhất đến ngày thứ 30 hàng tháng. Bên A có trách nhiệm thanh toán số tiền dịch vụ theo hóa đơn của Bên B tại thời điểm Bên B chuyển hóa đơn cho Bên A.
ĐIỀU 6. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Nguyên tắc:
Đối với những tổn thất, mất mát tài sản của Bên A trong phạm vi khu vực bảo vệ của Bên A (vào thời điểm Bên B bảo vệ) có nguyên nhân từ những hành vi đột nhập từ bên ngoài vào khu vực bảo vệ của Bên A thì bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tiền mặt cho Bên A.
Đối với những tổn thất, mất mát tài sản Bên A trong phạm vi cơ sở của Bên A do những nguyên nhân an ninh khác (không đề cập ở phần trên) gây ra thì dựa trên cơ sở xác định lỗi và mức độ thiệt hại làm căn cứ bồi thường.
Điều kiện bồi thường:
Bên B sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên A những thiệt hại nêu trên khi và chỉ khi có các điều kiện dưới đây được thiết lập:
Tài sản bị mất phải được bàn giao giữa hai bên thông qua việc niêm phong tài sản hoặc kiểm đếm cụ thể để bàn giao tài sản đó.
Khẳng định Bên B có lỗi dựa trên kết qủa điều tra mà hai bên lập và cùng nhau thống nhất hoặc đó là kết qủa điều tra được ghi trong biên bản điều tra do cơ quan cấp quận, huyện trở lên thuộc ngành Công An của Việt Nam lập.
Bên A đã cung cấp đầy đủ cho Bên B các tài liệu gốc có liên quan để xác định số lượng, giá trị của các tài sản bị mất (căn cứ trên chứng từ kế toán hợp pháp nằm trong hệ thống tài chính kế toán của Bên A tại Việt Nam).
Trong trường hợp bên B triển khai công tác bảo vệ mà hai bên vì một lý do nào đó không tiến hành xác lập biên bản bàn giao tài sản - hàng hóa thì nếu bên A báo mất tài sản - hàng hóa mà bên B đã chứng minh không có dấu hiệu đột nhập hoặc thoát ra bên ngoài tường rào, cổng chính thì bên A phải cung cấp những bằng chứng cụ thể và hợp pháp để chứng minh số tài sản - hàng hóa bị mất vào giai đoạn sau thời điểm bên B triển khai và do lỗi của bên B.
Bên B không chịu trách nhiệm trước Bên A về tất cả các thiệt hại, mất mát và tổn thất về tài sản của Bên A nếu những thiệt hại, mất mát và tổn thất đó xảy ra trong những khu vực thuộc cơ sở Bên A nhưng nhân viên bảo vệ Bên B không được phép vào theo quy định của Bên A.
Bên B sẽ không có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại, mất mát và tổn thất về hàng hóa, tài sản của Bên A nếu sau khi Bên B đã có kiến nghị với Bên A quá 01 lần bằng văn bản về việc Bên A cần thực hiện các biện pháp quản lý, đề phòng, ngăn ngừa tổn thất, mất mát và thiệt hại về tài sản của Bên A và nhân viên của Bên A nhưng Bên A không xem xét thực hiện những kiến nghị đó (những kiến nghị đó phải hợp lý và phải phù hợp với khả năng thực hiện của Bên A).
Bên B không chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên A những mất mát thuộc về tài sản cá nhân trong trường hợp nhân viên bảo vệ không được quyền giám sát những cá nhân đó.
ĐIỀU 7. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH VÀ KHÔNG MIỄN TRÁCH
Bên B sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các sự cố bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, sự thay đổi đột ngột về chính sách của chính phủ có liên quan tới trách nhiệm của Bên B.
ĐIỀU 8. CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG
Nếu không được sự đồng ý của hai Bên (Bên A và Bên B), không bên nào được tự ý chuyển giao nghĩa vụ, quyền lợi ghi trong hợp đồng cho cá nhân, tổ chức khác hoặc cho chuyển nhượng hợp đồng.
Các bạn có thể download hợp đồng dịch vụ để xem thêm chi tiết