Hóa 11 Bài 14: Arene (Hydrocarbon thơm) Giải bài tập Hóa 11 trang 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99

Giải Hoá 11 Bài 14: Arene (Hydrocarbon thơm) là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Cánh diều trang 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99.

Soạn Hóa 11 Cánh diều Bài 14 được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là giải Hóa 11 Arene Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi Vận dụng Hóa 11 Bài 14

Vận dụng 1

Trên nhãn chai chứa benzene trong phòng thí nghiệm thường có một số biểu tượng sau:

Cho biết cần chú ý gì khi sử dụng benzene.

Gợi ý đáp án

Chú ý khi sử dụng benzene:

Chất dễ cháy.

Chất nguy hiểm cho sức khoẻ.

Vận dụng 2

Vì sao khu vực có trạm xăng dầu, khu vực có nhiều xe cơ giới qua lại, nơi có khói thuốc lá, … lại được xem là nơi có nguồn hydrocarbon thơm gây tổn hại đến sức khoẻ con người? Hãy tìm hiểu và kể tên một số hydrocarbon thơm thường có trong không khí ở các khu vực trên.

Gợi ý đáp án

- Benzene, toluene, xylene, … là các hydrocarbon thơm được thêm vào xăng theo một tỉ lệ thể tích nhất định, giúp tăng chỉ số octane của xăng, nhờ đó nhiên liệu được đốt cháy hiệu quả hơn. Vì thế khu vực có trạm xăng dầu, khu vực có nhiều xe cơ giới qua được xem là nơi có nguồn hydrocarbon thơm gây tổn hại đến sức khoẻ con người.

Trong thành phần của khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại trong đó có benzene vì thế nơi có khói thuốc lá được xem là nơi có nguồn hydrocarbon thơm gây tổn hại đến sức khoẻ con người.

- Một số hydrocarbon thơm thường có trong không khí ở các khu vực có trạm xăng dầu, khu vực có nhiều xe cơ giới qua lại, nơi có khói thuốc lá, … là benzene, toluene, xylene, …

Vận dụng 3

Benzoic acid là một chất phụ gia được dùng để bảo quản thực phẩm. Để điều chế benzoic acid từ toluene, người ta khuấy và đun sôi toluene với lượng dư dung dịch potassium permanganate trong bình cầu có lắp ống sinh hàn. Sau khi kết thúc phản ứng, vừa lắc vừa thêm từnglượng nhỏ oxalic acid đến khi mất màu tím; lọc bỏ chất rắn, cô đặc phần dung dịch lọc rồi acid hoábằng hydrochloric acid.

Lọc lấy chất rắn, kết tinh lại bằng nước để có sản phẩm sạch.

Cho biết mục đích của các thao tác thực nghiệm (ghi chữ đậm) trong quy trình trên. Nếu hiệu suất của quá trình tổng hợp là 80% thì cần bao nhiêu kg toluene để điều chế được 5 kg benzoic acid?

Gợi ý đáp án

- Mục đích của các thao tác:

+ Khuấy và đun sôi: tăng hiệu suất phản ứng.

+ Lọc bỏ chất rắn, cô đặc: loại bỏ tạp chất MnO2, thu dung dịch muối bão hoà.

+ Acid hoá: tạo benzoic acid.

+ Lọc lấy chất rắn, kết tinh lại: thu sản phẩm tinh khiết.

Giải bài tập Hóa 11 Cánh diều trang 91

Bài 1

Cho các chất có công thức sau:

Trong các chất trên, những chất là sản phẩm chính khi cho toluen tác dụng với chlorine trong điều kiện đun nóng và có mặt FeCl3

A. (1) và (2).

B. (2) và (3).

C. (1) và (4).

D. (2) và (4).

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: D

Phản ứng thế nguyên tử H ở vòng thơm của toluene ưu tiên xảy ra ở các vị trí ortho para so với nhóm alkyl.

Bài 2

Toluene và xylene được dùng làm dung môi hoà tan sơn, mực in,... Trong trường hợp hoạ sĩ muốn tranh chậm khô hơn để giữ được độ bóng, mịn của màu sơn thì nên pha sơn bằng toluene hay xylene sẽ cho kết quả tốt hơn? Giải thích.

Gợi ý đáp án

Trong trường hợp hoạ sĩ muốn tranh chậm khô hơn để giữ được độ bóng, mịn của màu sơn thì nên pha sơn bằng xylene do xylene khó bay hơi hơn toluene nên làm tranh chậm khô hơn.

Bài 3

Theo Data Bridge Market Research, trong giai đoạn 2021 – 2028, tốc độ tăng trưởng thương mại của chlorotoluene (bao gồm các đồng phân khác nhau) vào khoảng 6,2% hằng năm và đạt đến 3 654,7 triệu USD vào năm 2028. Chlorotoluene được sử dụng trong các lĩnh vực hoá dược, hoá nông, polymer, dệt,... và được điều chế bằng phản ứng giữa chlorine và toluene. Viết phương trình hoá học và nêu rõ điều kiện của phản ứng trên.

Gợi ý đáp án

Phương trình hoá học:

Điều kiện của phản ứng: có mặt bột Fe, đun nóng.

Bài 4

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất benzene, toluene, styrene.

Gợi ý đáp án

Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

Cho lần lượt từng mẫu thử tác dụng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.

- Dung dịch KMnO4 bị mất màu → styrene.

2KMnO4 + 3C6H5 – CH = CH2 + 4H2O → 3C6H5 – CHOH – CH2OH + 2MnO2 + 2KOH.

- Dung dịch không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường: benzene; toluene. Tiếp tục đun nóng các ống nghiệm.

+ Dung dịch làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng → toluene.

C6H5 – CH3 + 2KMnO4 \overset{t^{o} }{\rightarrow} C6H5 – COOK + 2MnO2 + KOH + H2O

+ Dung dịch không làm mất màu dung dịch KMnO4 kể cả khi đun nóng → benzene.

Bài 5

Terephthalic acid (p-HOOCC6H4COOH) là nguyên liệu để sản xuất poly(ethylene terephthalate) (PET, loại polymer quan trọng, được sử dụng làm sợi dệt và chai nhựa,...). Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế terephthalic acid từ p-xylene.

Gợi ý đáp án

Bài 6

2,4,6-trinitrotoluene dùng để sản xuất thuốc nổ TNT.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế 2,4,6-trinitrotoluene từ toluene và nitric acid (xúc tác sulfuric acid).

b) Từ 1 tấn toluene điều chế được bao nhiêu kg 2,4,6-trinitrotoluene, biết hiệu suất của phản ứng là 62%.

Gợi ý đáp án

a) Phương trình hoá học minh hoạ:

b) Ta có sơ đồ:

C6H5 – CH3 → C6H2(NO2)3CH3

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Vân
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 15
  • Lượt xem: 936
  • Dung lượng: 202,7 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo