-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10
Phân tích truyện ngắn Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư mang đến bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10.
Tác phẩm Giàn bầu trước ngõ xoay quanh câu chuyện về một gia đình nghèo ở miền quê Việt Nam, với những khó khăn, gian khổ hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu dưới đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích truyện ngắn Áo Tết, phân tích truyện Mua nhà, phân tích Chữ người tử tù.
Phân tích Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư (Siêu hay)
Cuộc sống xung quanh chúng ta luôn có những điều giản dị mà gần gũi của quê nhà, nhưng với tình cảnh xã hội ngày càng phát triển, con người cũng tham gia vào cuộc chạy đua cùng với công nghệ, liệu rằng giá trị của một cuộc sống yên bình có được giữ vững. Để bày tỏ cảm nhận của mình về vấn đề ấy, không ít nhà văn đã viết nên những tác phẩm đề cao giá trị của cuộc sống đời thường. Một trong số đó là tác phẩm “Giàn bầu trước ngõ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tác phẩm là câu chuyện xoay quanh một gia đình với giàn bầu trước ngõ cùng với đó là hình ảnh người bà hiện lên rất gần gũi, thân thương.
Câu chuyện kể về một gia đình với giàn bầu xanh tốt được trồng bởi bà nội, bao phủ khắp sân nhà. Giàn bầu vừa mang lại cho gia đình những niềm vui đơn giản nhưng lâu dần cũng mang đến những e ngại do giàn bầu phát triển quá tốt, quả ra nhiều vừa ăn không hết vừa cản trở lối đi. Ngoài giàn bầu thì câu chuyện còn kể về người bà, bà nội được người bố đón từ quê lên sống cùng gia đình. Qua lời kể của nhân vật “Tôi” có thể thấy hình ảnh bà luôn có một nỗi buồn và nhung nhớ về quê nhà. Xuyên suốt tác phẩm còn là những cảm xúc hoài niệm, những suy nghĩ về quê hương.
Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo xây dựng hình ảnh người bà như một biểu tượng của tình yêu thương và sự hy sinh. Từ cách diễn đạt, chúng ta nhìn thấy người bà như một ngọn gió mát lành trong căn nhà bề thế của tác giả. Bằng những đoạn văn tinh tế, ông đã tường thuật chi tiết về sự quan tâm và hy sinh của người bà đối với gia đình. Qua từng câu chữ, ta cảm nhận được niềm vui và niềm tự hào trong giọng điệu của người bà khi nói về các thành tựu của con trai và mong muốn cho con cháu mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tác phẩm được viết bằng ngôi kể thứ nhất, dưới góc nhìn của nhân vật “Tôi”- một người con trong gia đình, người đọc có thể hình dung được cuộc sống thường nhật của gia đình trong câu chuyện. Hình ảnh giàn bầu xanh ngắt, vươn mình phủ kín sân nhà được miêu tả rất chi tiết bằng những quan sát tỉ mỉ. Diễn biến tâm lí của các nhân vật cũng được thể hiện rõ qua những cảm nhận và quan sát của nhân vật “Tôi”.
Là một nhân vật trong câu chuyện, tác giả đã phát huy tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong tác phẩm. Từng sự kiện được thuật lại một cái có trình tự, sắp xếp khiến mạch truyện trở nên hợp lý, đồng thời qua ngôi kể điểm nhìn này tác giả cũng bộc lộ rõ ràng cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “Tôi”, đó là một phần yếu tố tác động và dẫn dắt người đọc theo mạch cảm xúc của câu chuyện.
Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vân “Tôi” trở thành nhân vật chủ đạo dẫn dắt toàn bộ mạch truyện. Qua các tình huống giao tiếp hay từ góc quan sát của nhân vật “Tôi”, tính cách và tâm lí của các nhân vật khác cũng trở nên rõ nét hơn khiến nội dung tác phẩm trở nên chân thực. Ngôi kể thứ nhất không chỉ bộc lộ tính cách nhân vật mà còn thể hiện quan điểm, suy nghĩ của tác giả cũng là cách thức mà tác giả bày tỏ cái tôi cá nhân, tạo cho tác phẩm những giá trị cả về nghệ thuật lẫn nhân đạo.

Chọn file cần tải:
- Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư 18,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- minh phuong nguyễn thịThích · Phản hồi · 0 · 20:21 18/03
Tài liệu tham khảo khác
Lớp 10 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
KHTN Lớp 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
10.000+ -
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 25
10.000+ -
Nghị luận Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận (Dàn ý + 3 mẫu)
10.000+ -
Bộ đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại (Có đáp án)
10.000+ -
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 - Kết nối tri thức 7
10.000+ -
Truyện ngắn Hai đứa trẻ - In trong tập Nắng trong vườn (1938) - Tác giả: Thạch Lam
100.000+ -
Tổng hợp đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 (Có đáp án)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Đóng vai Tấm kể lại truyện Tấm Cám
100.000+ -
Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Khoa học tự nhiên THCS
10.000+ -
Viết đoạn văn ngắn kể về đêm hội Trung thu (32 mẫu)
100.000+