Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học An Thạnh năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường tiểu học An Thạnh năm học 2016 - 2017 bao gồm cả bảng ma trận, đáp án và hướng dẫn chấm kèm theo. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 2 ôn thi học kì 2 thật tốt. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Ma trận đề thi học kì 2 lớp 2 theo Thông tư 22

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học An Thạnh theo Thông tư 22

Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Ðọc hiểu vãn bản

Số câu

2

2

1

1

6

Câu số

1(0,5)

2(0,5)

3(0,5) 4(0,5)

5(1)

6 (1)

4 điểm

2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

1

1

1

3

Câu số

7

(0,5)

8

(0,5)

9

(1)

2 điểm

Tổng số câu

3

(1,5 )

3

(1,5 )

2

(2 )

1

(1)

9

(6)

Đề thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 2

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm và làm bài tập

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Già làng Voi tức giận điều gì?

A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.
B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.
C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.
D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước.

Câu 2: Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A: Do dấu chân của người dân ở đó.
B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.
C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.
D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.

Câu 3: Qua cuộc chiến thắng với cá sấu đã nói lên điều gì?

A. Sức mạnh của già làng Voi
B. Sức mạnh của dân làng
C. Sức mạnh của muông thú
D. Tinh thần đoàn kết của người dân ở Tây Nguyên

Câu 4: Ngày xưa ở Tây Nguyên sông hồ như thế nào?

A. Chỉ có hồ.
B. Ít sông hồ.
C. Không có sông hồ
D. Nhiều sông hồ.
Câu 5: Câu chuyện này kể về điều gì?

Câu 6: Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 7: Điền dấu phẩy (,) vào chỗ thích hợp trong câu sau.

Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp.

Câu 8: Câu: "Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ" thuộc kiểu câu gì?

A: Ai làm gì? C: Ai thế nào?
B: Ai là gì? D: Ai ở đâu?

Câu 9: Kể tên một số loài thú sống hoang dã.

B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Viết chính tả: (4 điểm)

Chính tả (Nghe – viết): Bài: Ai ngoan sẽ được thưởng (SGK tiếng việt 2, tập 2, trang 102).

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy viết một đoạn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ theo gợi ý sau:

a) Ảnh Bác được treo ở đâu?

b) Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt,...)?

Em muốn hứa với Bác điều gì?

Hướng dẫn chấm và đáp án môn Tiếng Việt lớp 2

I. Kiểm tra KN nghe, nói, đọc thành tiếng: GV kiểm tra HS đọc trong các tiết ôn tập cuối HK2.

- Viết tên bài tập đọc kết hợp với câu hỏi tương ứng của đoạn đọc cho HS bốc thăm.

- Học sinh đọc một đoạn văn tốc độ khoảng 50 tiếng/1 phút trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 35.

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đáp án và biểu điểm

Câu 1: B (0, 5 đ)

Câu 2: C (0, 5 đ)

Câu 3: D (0, 5 đ)

Câu 4: A (0, 5 đ)

Câu 5: (1 đ) Nêu được cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.

Câu 6: (1 đ) Nêu được ý nghĩa của câu chuyện: Tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên.

Câu 7: (0, 5 đ) Điền dấu phấy vào sau từ lát đường, băng qua bãi lầy.

Câu 8: A (0, 5 đ)

Câu 9: (1 đ) Kể được một số loài thú sống hoang dã.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng