4 đối tượng viên chức được nghỉ hưu muộn hơn tuổi

Ngày 02/08/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Vậy những đối tượng nào được tăng tuổi nghỉ hưu? Điều kiện viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn.

1. 04 đối tượng viên chức được tăng tuổi nghỉ hưu

Theo Nghị định 50, có 04 đối tượng viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 05 năm (60 tháng) tính từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu:

  • Viên chức có học hàm Giáo sư hoặc Phó giáo sư;
  • Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;
  • Giám định viên pháp y hoặc giám định viên pháp y tâm thần;
  • Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo pháp luật chuyên ngành.

Việc cho viên chức nghỉ hưu muộn hơn tuổi được xem xét khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu. Đồng thời, viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, có đủ sức khỏe và không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.

2. Chế độ đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Được xác định là viên chức nằm trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao.

Được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.

3. Điều kiện viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
  • Có đủ sức khỏe;
  • Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.

4. Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác

a) Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;

b) Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;

c) Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;

d) Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.

  • 203 lượt xem
👨 Trịnh Thị Thanh Cập nhật: 03/08/2022
Xem thêm: Nghị định 50/2022/NĐ-CP Tuổi nghỉ hưu
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm