Các trường hợp cán bộ, công viên chức được tăng lương thêm 0,8 lần

Ngày 22/09/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 19/2022/QĐ-TTg về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024.

Theo đó, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng 1,8 lần mức lương theo quy định chung của Nhà nước được áp dụng đối với một số đối tượng trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm. Vậy các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nào được tăng lương? Mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

3 Nhóm cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương thêm 80%

Theo đó, quyết định quy định mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định được áp dụng đối với một số đối tượng trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chính vì vậy, những trường hợp được hưởng chính sách này gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
  • Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;
  • Người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động - thương binh và xã hội.

Mức tiền lương tăng thêm 0,8 lần quy định trên không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp ưu đãi giáo dục, phụ cấp thu hút ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.

Đặc biệt, số tiền này cũng không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và được thực hiện cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27/2018 của Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, quyết định nêu rõ, thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 09/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2022 - 2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội: trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022 - 2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp) được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Tóm lại, so với mức lương của cán bộ, công chức, viên chức ngành khác cùng loại, mức lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác bảo hiểm xã hội cao hơn đến 80%. Tuy nhiên, phần tăng thêm này không được tính vào lương đóng các loại bảo hiểm và kinh phí công đoàn.

  • 199 lượt xem
👨 Trịnh Thị Thanh Cập nhật: 26/09/2022
Xem thêm: Quyết định 19/2022/QĐ-TTg
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm