Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

Giải Lịch sử - Địa lí lớp 4 Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trang 11, 12, 13.

Qua đó, các em xác định được vị trí, địa lý địa phương mình trên bản đồ Việt Nam, mô tả một số nét về tự nhiên, hoạt động kinh tế của địa phương mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 2 Chủ đề 1: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo Bài 2

1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của địa phương em

Quan sát hình 1 (trang 6), bản đồ hoặc lược đồ địa phương, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên ở địa phương theo gợi ý sau:

Hình 1

Lời giải:

(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội

- Vị trí địa lí:

  • Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Tiếp giáp với các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.

- Địa hình:

  • 3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng.
  • 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…

- Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

- Sông, hồ:

  • Một số sông ở Hà Nội: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…
  • Một số hồ ở Hà Nội: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…

2. Hoạt động kinh tế của địa phương em

Quan sát bản đồ hoặc lược đồ địa phương em, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về hoạt động kinh tế ở địa phương theo gợi ý sau:

Hoạt động kinh tế của địa phương em

Lời giải:

(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội

- Nông nghiệp:

  • Một số nông sản ở Hà Nội là: lúa gạo, hoa quả (bưởi, cam, chuối, ổi,…); rau xanh,…
  • Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn; Đông Anh; Phú Xuyên; Thạch Thất; Chương Mỹ,…

- Công nghiệp:

  • Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…
  • Một số khu công nghiệp ở Hà Nội: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.
  • Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

- Dịch vụ:

  • Ở Hà Nội có sự hiện diện của tất cả các ngành dịch vụ thuộc các nhóm: dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ sản xuất; dịch vụ công cộng,…
  • Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).

3. Bảo vệ môi trường địa phương em

Căn cứ vào Tài liệu giáo dục địa phương và tình hình thực tế nơi em sinh sống, em hãy:

  • Cho biết môi trường của địa phương em hiện nay như thế nào.
  • Nêu những giải pháp của em để có thể bảo vệ môi trường tốt hơn.

Lời giải:

(*) Học sinh căn cứ vào Tài liệu giáo dục địa phương để hoàn thành bài tập.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 2 trang 13

Câu 1

Hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt lại thông tin về tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống với các nội dung theo gợi ý dưới đây:

Câu 1

Trả lời:

Tỉnh Nghệ An

Vị trí địa lý: Nghệ An là một tỉnh ven biển nằm ở gần cực bắc khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lãnh thổ lớn nhất Việt Nam. Phía bắc giáp Thanh Hóa, phía nam giáp Hà Tĩnh, phía đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Lào.

Đặc điểm tự nhiên:

  • Khí hậu: Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.
  • Địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển.
  • Sông, hồ: Nghệ An có nhiều sông và hồ lớn

Hoạt động kinh tế:

  • Nông nghiệp: Nghệ An có các nông sản như: Ngô, khoai, mía, cam, sắn, chè, lúa... Hoạt động trồng trọt chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Tân Kỳ. Hoạt động thủy sản tập trung ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
  • Công Nghiệp: Địa phương có các ngành công nghiệp như công nghiệp cơ khí chế tạo, hoá chất, ván ép, bia, vật liệu xây dựng, dệt may. Một số trung tâm công nghiệp có thể kể đến như Khu Công Nghiệp Bắc Vinh, Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu Công nghiệp Hoàng Mai I,...
  • Dịch vụ: Địa phương có các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, khách sạn-nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh.

Câu 2

Em hãy tìm hiểu về một hoạt động kinh tế đặc trưng của địa phương em theo gợi ý dưới đây:

  • Tên của ngành kinh tế.
  • Tình hình sản xuất và phân bố hiện nay của ngành.
  • Ngành kinh tế hiện nay có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Trả lời:

Ngành trồng trọt ở địa phương em phân bố đều khắp tỉnh, người dân tập trung trồng lúa, ngô, khoai, sắn, mía,... Hoạt động trồng trọt ở địa phương càng ngày càng phát triển, đem lại thu nhập cho người dân. Hiện nay, việc người dân sử dụng thuốc trừ sâu cho cây trồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.

Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 2 trang 13

Em hãy sưu tầm một số hình ảnh thể hiện những đặc trưng cơ bản về tự nhiên, kinh tế ở địa phương và giới thiệu với cả lớp.

Trả lời:

Vận dụng

Đây là hình ảnh người dân đang trồng lúa, chính là ngành nông nghiệp chính ở địa phương em.

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 76
  • Lượt xem: 9.860
  • Dung lượng: 278,9 KB
Sắp xếp theo