-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Soạn Địa 6 trang 103 sách Cánh diều
Giải Địa lí 6 Bài 1 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và vận dụng bài Hệ thống kinh vĩ tuyến - Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ được nhanh chóng dễ dàng hơn.
Giải Địa lý lớp 6 Bài 1 Cánh diều hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết, chính xác. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt phân môn Lịch sử Địa lí 6. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu soạn Địa lí Lớp 6 Bài 1, mời các bạn cùng theo dõi.
Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Phần Mở đầu
Hằng ngày, chúng ta đều cần nhớ sẽ đi những đâu, đến các địa điểm nào trong không gian sống quen thuộc của mình. Chúng ta cũng thường thông tin cho người thân, bạn bè về địa điểm nào đó. Nhưng làm thế nào để xác định được vị trí của một địa điểm trên bản đồ? Làm thế nào để vẽ bản đồ một cách chính xác?
Gợi ý đáp án
Để xác định tọa độ của một điểm trên bản đồ bạn có thể chung quy lại một tọa độ với đường cắt giao nhau của kinh tuyến và vĩ tuyến, thông qua hệ tọa độ không gian có thể xác định được điểm này.
Ví dụ như bạn muốn biết vị trí của Hà Nội trên bản đồ, bạn hãy xem đường kinh tuyến chạy qua đó là bao nhiêu cùng với đường vĩ tuyến, điểm giao nhau của hai sẽ là tọa độ của Hà Nội.
Tuy nhiên, cách xác định tọa độ địa lý của một quốc gia có kích thước lớn, ta sẽ không thể quy về một điểm được. Do đó, cần chia làm nhiều điểm khác nhau. Những điểm này phải thuộc điểm cực của lãnh thổ và cũng là phần nhô cao nhất của lãnh thổ đó trên bản đồ địa lý. Việt Nam ta có 4 điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây lần lượt thuộc các tỉnh Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa và Điện Biên.
Phần Kiến thức mới
Kinh tuyến và vĩ tuyến
Câu hỏi: Quan sát hình 1.2, hãy xác định: Các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
Gợi ý trả lời
- Kinh tuyến là các đường nối liền từ cực bắc đến cực nam.
- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0 độ đi qua thủ đô Luân Đôn nước Anh.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc 0 độ là đường vĩ tuyến lớn nhất, được gọi là xích đạo.
- Bán cầu Bắc là nửa cầu nằm phía trên ( nửa trên đường xích đạo).
- Bán cầu Nam là nửa cầu nằm phía dưới (nửa dưới đường xích đạo).
Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ
Câu hỏi: Hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C trong hình 1.3 và điểm H, K trong hình 1.4
Gợi ý trả lời
Trong hình 1.3, tọa độ địa lí của:
- Điểm B: (20 oB , 110 oĐ)
- Điểm C: (10 oN , 10 oT)
Trong hình 1.4, tọa độ địa lí của:
- Điểm H là: (60 oB , 40 oĐ)
- Điểm K là: (40 oB , 20 oĐ)
Phần Luyện tập và Vận dụng
Câu 1
Quan sát hình 1.2, hãy cho biết:
- Vĩ tuyến nào là dài nhất. Vĩ tuyến nào là ngắn nhất
- Độ dài của kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế nào?
Gợi ý đáp án
Quan sát hình 2.1 ta thấy:
- Vĩ tuyến dài nhất là vĩ tuyến gốc (hay được gọi là đường xích đạo)
- Hai vĩ tuyến ngắn nhất là hai vĩ tuyến gần với cực Bắc và cực Nam.
- Độ dài của kinh tuyến gốc bằng độ dài của các kinh tuyến khác.
Câu 2
Quan sát hình 1.3, hãy xác định và ghi lại tọa độ địa lí của các điểm D, E.
Gợi ý đáp án
Tọa độ địa lí của
- Điểm D là: (40 oB , 60 oĐ )
- Điểm E là: (20 oN , 30 oĐ )
Câu 3
Sử dụng quả địa cầu, hãy xác định tọa độ địa lí của thủ đô và ghi lại tọa độ đã xác định được.
Gợi ý đáp án
Xác định tọa độ địa lí của một số thủ đô
VD: Thủ đô của Việt Nam có tọa độ: Hà Nội (20oB, 105oĐ).
Lý thuyết Địa lí 6 Bài 1 Cánh diều
1. Kinh tuyến và vĩ tuyến
- Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
- Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. Các vĩ tuyến song song với nhau.
- Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn (Anh).
- Vĩ tuyến gốc (0°): là Xích đạo.
- Xích đạo chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- Kinh tuyến gốc và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.
2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ
- Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc Địa Cầu) được xác định tại điểm cắt nhau của đường vĩ tuyến và đường kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ Xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.
Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 1
Câu 1: Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của
A. Mặt Trời.
B. Trái Đất.
C. Sao Thủy.
D. Sao Kim.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/103, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Vĩ tuyến gốc chính là
A. Chí tuyến Bắc.
B. Xích đạo.
C. Chí tuyến Nam.
D. Hai vòng cực.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/104, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là các đường
A. Vĩ tuyến.
B. Chí tuyến Bắc.
C. Xích đạo.
D. Chí tuyến Nam.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/104, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4: Kinh tuyến Tây là
A. Kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
B. Kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
C. Nằm phía dưới xích đạo.
D. Nằm phía trên xích đạo.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/103, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5: Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?
A. 361.
B. 180.
C. 360.
D. 181.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/104, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là
A. Kinh tuyến Đông.
B. Kinh tuyến Tây.
C. Kinh tuyến 1800.
D. Kinh tuyến gốc.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/104, lịch sử và địa lí 6.

Chọn file cần tải:
-
Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ 98,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 6 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
35 đề thi học kỳ 2 môn tiếng Anh lớp 5 (Có đáp án)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ -
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết
100.000+ 13 -
Công thức tính tụ điện - Cách tính điện dung, năng lượng của tụ điện
10.000+ -
Thuyết minh về nhà thơ Xuân Diệu (Dàn ý + 3 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cuộc đời là những chuyến đi (Dàn ý + 5 mẫu)
50.000+ -
Bộ tranh tô màu Thủy thủ mặt trăng
50.000+ -
Tổng hợp tranh vẽ đề tài lễ hội đẹp nhất
100.000+ -
Chứng minh câu Đoàn kết là sức mạnh vô địch (11 mẫu)
50.000+ 1
Mới nhất trong tuần
-
Phần Lịch sử
- Chương 1: Vì sao cần học Lịch sử?
- Chương 2: Thời nguyên thủy
- Chương 3: Xã hội cổ đại
- Chương 4: Đông Nam Á (từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ X)
- Chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc
- Chương 6: Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (từ thế kỉ II trước Công nguyên đến năm 938)
- Chương 7: Vương quốc Chăm-pa và Vương quốc Phù Nam
-
Phần Địa lí
- Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?
- Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất
- Chương 2: Trái Đất - Hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất
- Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu
- Chương 5: Nước trên Trái Đất
- Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất
- Chương 7: Con người và Thiên nhiên
- Không tìm thấy