Địa lí 12 Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng Soạn Địa 12 trang 80

Giải Địa lí 12 Bài 19 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập bài Thực hành Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

Giải Địa lý 12 trang 80 giúp các em nhanh chóng biết cách vẽ, phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng. Soạn Địa lí 12 bài 19 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Địa 12 Bài 19, mời các bạn cùng tải tại đây.

Địa lí 12 Bài 19: Thực hành Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa....

Cho bảng số liệu sau:

Bảng 19. Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo các vùng

(Đơn vị: nghìn đồng)

Câu 1

Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta, năm 2004.

Gợi ý trả lời

B1. Nhận dạng biểu đồ:

- Sử dụng kĩ năng nhận dạng biểu đồ, biểu đồ thể hiện giá trị tuyệt đối của một đối tượng, ta chọn biểu đồ cột đơn.

B2. Vẽ biểu đồ:

- Chú ý: tên biểu đồ, đơn vị, chú giải đầy đủ.

Lời giải:

Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta, năm 2004

Câu 2

So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm.

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

So sánh và nhận xét

Giai đoạn 1999 - 2004, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng đều tăng (riêng ở Tây Nguyên, từ năm 1999 đến năm 2002 giảm, đến năm 2004 tăng đáng kể), trong đó vùng Đông Bắc có tốc độ tăng nhanh tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

  • Có sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng.Đông Nam Bộ có thu nhập hình quân đầu người/tháng cao nhất cả nước (833,0 nghìn đồng) và thấp nhất là vùng Tây Bắc (265,7 nghìn đồng).
  • Các vùng có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn mức trung hình cả nước (năm 2004): Đông Nam Bộ, Đồng hằng sông Hồng.
  • Các vùng còn lại có thu nhập hình quân đầu ngươi/tháng thấp hơn mức trung bình cả nước.

=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội giữa các vùng

- Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước; điều kiện sinh sống làm việc rất thuận lợi, dân cư chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ => đời sống người dân cao, thu nhập ổn định hơn.

- Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thấp => thu nhập và mức sống thấp.

Gợi ý 2

* Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giũa các vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn.

- Các vùng có thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả mức trung bình cả nước là :

+ Đồng bằng sông Hồng (488,2) và Đông Nam Bộ (833) trong đó Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao nhất cả nước.

- Các vùng có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước là : Đông Bắc (379,9), Tây Bắc (265,7), Bắc Trung Bộ (317,1), Tây Nguyên (390,2), Duyên hải Nam Trung Bộ (414,9), đồng bằng sông Cửu Long (471).

Trong đó vùng Tây Bắc có mức thu nhập thấp nhất cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ.

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng đồng bằng : Đồng bằng sông Hồng (488,2), đồng bằng sông Cửu Long (471) trong khi Đông Nam Bộ là 833 nghìn đồng (gấp gần 2 lần).

- Giữa các vùng núi cũng có sự chênh lệch : vùng Tây Bắc là 265,7 nghìn đồng, trong khi Đông Bắc là 379,9 nghìn đồng, Tây Nguyên (390,2 nghìn đồng).

* Giai đoạn 1999 – 2004, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng đều có xu hướng tăng.

- Đông Bắc có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

- Tây Nguyên từ 1999 đến 2002 giảm, đến năm 2004 tăng.

=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội giữa các vùng

- Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước; điều kiện sinh sống làm việc rất thuận lợi, dân cư chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ => đời sống người dân cao, thu nhập ổn định hơn.

- Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thấp => thu nhập và mức sống thấp.

*Giải thích tại sao có sự chênh lệch về bình quân đầu người giữa các vùng ở Việt Nam

Sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng ở Việt Nam có thể được giải thích bằng một loạt các yếu tố kinh tế, xã hội và tự nhiên. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng:

Phát triển kinh tế: Các vùng phát triển kinh tế mạnh mẽ thường có thu nhập bình quân cao hơn. Các thành phố lớn và khu vực công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh chóng thường tạo ra nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao hơn cho người dân.

Cơ cấu kinh tế: Sự khác biệt trong cơ cấu kinh tế của các vùng cũng đóng vai trò quan trọng. Các vùng chủ yếu dựa vào nông nghiệp thường có thu nhập thấp hơn so với các vùng phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Hạ tầng và tiện ích: Các vùng có hạ tầng và tiện ích phát triển tốt hơn thường thu hút đầu tư, làm việc và cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân. Điều này có thể làm tăng thu nhập bình quân.

Giáo dục và kỹ năng: Mức độ giáo dục và kỹ năng của dân cư cũng đóng vai trò quan trọng. Các vùng với hệ thống giáo dục và đào tạo mạnh mẽ thường có nguồn nhân lực có kỹ năng cao hơn và do đó có khả năng kiếm được thu nhập cao hơn.

Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu và tài nguyên tự nhiên cũng ảnh hưởng đến thu nhập của các vùng. Các vùng có đất đai phù hợp cho nông nghiệp hoặc tài nguyên tự nhiên dồi dào có thể tạo ra thu nhập cao hơn.

Chính trị và chính sách: Chính trị, quản lý và chính sách của chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến phân bố thu nhập giữa các vùng. Các biện pháp chính sách có thể được thiết kế để hỗ trợ các vùng có thu nhập thấp hơn.

Sự kết hợp của những yếu tố này tạo nên sự chênh lệch về thu nhập giữa các vùng ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Để giảm chênh lệch này và thúc đẩy phát triển bền vững, chính phủ thường áp dụng các biện pháp kinh tế và xã hội như đầu tư vào hạ tầng, giáo dục và đào tạo, và hỗ trợ phát triển kinh tế trong các vùng kém phát triển.

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 18
  • Lượt xem: 15.247
  • Dung lượng: 159,6 KB
Tìm thêm: Địa lí 12
Sắp xếp theo