Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 7 môn Lịch sử - Địa lí năm 2022 - 2023.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán, Ngữ văn, Mĩ thuật, Tin học, Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 7 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Lịch sử - Địa lí 7 trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án tập huấn môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Cánh diều

Đáp án tập huấn SGK Lịch sử 7 Cánh diều

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu chủ yếu của phân môn Lịch sử 7, Chương trình 2018?

A. Hình thành và phát triển năng lực chung cho HS.

B. Hình thành và phát triển năng lực lịch sử cho HS.

C. Bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho HS.

D. Hình thành kĩ năng ghi nhớ kiến thức lịch sử cho HS.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của năng lực đặc thù môn Lịch sử, Chương trình 2018?

A. Tìm hiểu lịch sử.

B. Học thuộc kiến thức lịch sử.

C. Nhận thức và tư duy lịch sử.

D. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Câu 3. Cấu trúc của bài học trong SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều có điểm gì mới so với SGK Lịch sử 7 hiện hành?

A. Bài học có sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình.

B. Hệ thống câu hỏi đan xen trong nội dung bài học.

C. Bài học được cấu trúc theo tuyến chính và tuyến phụ.

D. Sự thống nhất giữa bài viết và cơ chế sư phạm.

Câu 4. Chức năng chủ yếu của tuyến chính trong mỗi bài học của SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều là

A. thực hiện yêu cầu cần đạt của bài học.

B. giúp HS mở rộng và nâng cao kiến thức.

C. tăng cường hoạt động thực hành, vận dụng.

D. tăng cường hoạt động tự học cho HS.

Câu 5. Chức năng chủ yếu của tuyến phụ trong mỗi bài học của SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều là

A. phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

B. giúp HS mở rộng, nâng cao kiến thức.

C. bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách cho HS.

D. bồi dưỡng kĩ năng học thuộc kiến thức.

Câu 6. Cấu trúc nội dung SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều được sắp xếp theo lôgic nào sau đây?

A. Lịch sử các nước Đông Nam Á, lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam.

B. Lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á.

C. Lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á, lịch sử Việt Nam.

D. Lịch sử thế giới cổ - trung đại, lịch sử Đông Nam Á, lịch sử Việt Nam.

Câu 7. Một trong những điểm mới về nội dung của SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều so với SGK Lịch sử 7 hiện hành là

A. đảm bảo tính khoa học, hiện đại, cơ bản trong quá trình biên soạn.

B. không đưa những nhận định, đánh giá mang tính chủ quan vào SGK.

C. đảm bảo tính vừa sức và đáp ứng được tình hình, nhiệm vụ đất nước.

D. không sử dụng nguồn tư liệu sơ cấp và thứ cấp trong biên soạn SGK.

Câu 8. Một trong những điểm mới về nội dung của SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018 so với SGK Lịch sử 7 hiện hành là

A. sự xuất hiện của các chủ đề chung.

B. sự thống nhất giữa câu hỏi và bài tập.

C. sự lôgic về nội dung kiến thức cơ bản.

D. sự đa dạng về phương pháp dạy học.

Câu 9. Một trong những điểm mới về nội dung trong của SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều so với SGK Lịch sử 7 hiện hành là

A. hệ thống câu hỏi đảm bảo tính vừa sức.

B. bài học đảm bảo tính cơ bản, khoa học.

C. bài học đảm bảo tính thực tiễn và khả thi.

D. phần mở đầu mỗi bài học được thiết kế hấp dẫn.

Câu 10. Một trong những điểm mới về hình thức của SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều so với SGK Lịch sử 7 hiện hành là

A. ngôn ngữ trình bày khoa học, dễ hiểu.

B. sự hài hòa giữa nội dung và phương pháp.

C. giảm kênh chữ và tăng kênh hình.

D. phù hợp với đối tượng nhận thức.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS được thể hiện trong SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều?

A. Đảm bảo tính tích cực, chủ động trong nhận thức của HS.

B. Tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS.

C. Tăng cường dạy học tích hợp kết hợp với dạy học phân hóa.

D. Chú trọng rèn luyện phương pháp ghi nhớ kiến thức lịch sử.

Câu 12. Điểm mới về kiểm tra, đánh giá được biểu hiện như thế nào trong SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều?

A. Chú trọng hệ thống câu hỏi phát hiện vấn đề.

B. Chú trọng các câu hỏi, bài tập vận dụng tri thức.

C. Chỉ tập trung vào các loại câu hỏi thực hành bộ môn.

D. Chỉ tập trung vào các loại câu hỏi tái hiện kiến thức.

Câu 13. Việc đưa yêu cầu cần đạt vào SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều có tác dụng nào sau đây?

A. Là cơ sở đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên.

B. Định hướng cho việc đánh giá năng lực học tập của HS.

C. Định hướng việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS.

D. Là căn cứ để lựa chọn nguồn tư liệu tham khảo phù hợp.

Câu 14. Điểm mới của hoạt động luyện tập, vận dụng được thể hiện như thế nào trong SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều?

A. Câu hỏi, bài tập tổng hợp, gắn lí thuyết với thực hành, thực tiễn.

B. Hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng đáp ứng mục tiêu bài học.

C. Chú trọng các câu hỏi, bài tập phát triển khả năng ghi nhớ kiến thức.

D. Chỉ tập trung đầu tư hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng vào thực tiễn.

Câu 15. Điểm mới về cấu trúc của SGK Lịch sử 7, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều so với SGK Lịch sử 7 hiện hành là sách được thiết kế theo chuỗi hoạt động

A. mở đầu, dạy học bài mới, kiểm tra kiến thức, dặn dò.

B. khởi động, hình thành kiến thức mới, ra bài tập về nhà.

C. khởi động, khám phá kiến thức, vận dụng, liên hệ thực tiễn.

D. mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.

Đáp án tập huấn SGK Địa lí 7 Cánh diều

Câu 1. Năng lực địa lí bao gồm

A. năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập ở thực địa, khai thác internet phục vụ môn học.

B. năng lực vận dụng dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn.

C. năng lực nhận thức khoa học địa lí, năng lực tìm hiểu địa lí và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

D. năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian và giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội).

Câu 2. Năng lực nhận thức khoa học địa lí bao gồm các biểu hiện cụ thể như

A. mô tả được sự phân bố và phân tích được các mối quan hệ của các đối tượng, hiện tượng địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội).

B. nhận thức thế giới theo quan điểm không gian và phân tích được tác động của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên.

C. nhận thức thế giới theo quan điểm không gian và giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội).

D. mô tả được đặc điểm phân bố và phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên và kinh tế – xã hội.

Câu 3. Năng lực tìm hiểu địa lí bao gồm các biểu hiện cụ thể như

A. khai thác tài liệu văn bản, sử dụng bản đồ, phân tích biểu đồ, sơ đồ, khai thác internet phục vụ môn học.

B. sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập ở thực địa, khai thác internet phục vụ môn học.

C. sử dụng bản đồ, tính toán, thống kê, tổ chức học tập ở ở thực địa, khai thác internet phục vụ môn học.

D. khai thác tài liệu văn bản, sử dụng bản đồ, tính toán, phân tích biểu đồ, sơ đồ, tổ chức học tập ở ở thực địa.

Câu 4. Trong quá trình học tập, học sinh học được cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng địa lí đã học vào

A. giải thích các hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

B. nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn.

C. phân tích tác động của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên.

D. phân tích mối quan hệ của các đối tượng, hiện tượng và quá trình địa lí.

Câu 5. Phần Địa lí của SGK Địa lí và Địa lí 7 có bao nhiêu chương, bài và dự kiến được dạy trong bao nhiêu tiết (cả dạy kiến thức mới, ôn tập và kiểm tra, đánh giá)?

A. 6 chương, 22 bài và dự kiến được dạy trong 50 tiết.

B. 5 chương, 22 bài và dự kiến được dạy trong 55 tiết.

C. 5 chương, 21 bài và dự kiến được dạy trong 50 tiết.

D. 6 chương, 22 bài và dự kiến được dạy trong 55 tiết.

Câu 6. Ngoại trừ châu Á và châu Nam Cực, ở các châu lục còn lại trong phần Địa lí của SGK Địa lí và Địa lí 7, học sinh được tìm hiểu

A. khái quát về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội; phương thức con người khai thác, sử dụng, bảo vệ thiên nhiên của châu lục.

B. khái quát về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư và xã hội; đặc điểm phát triển kinh tế của châu lục.

C. khái quát về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư và xã hội; phương thức con người khai thác thiên nhiên của châu lục.

B. khái quát về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ; đặc điểm thiên nhiên; đặc điểm dân cư và xã hội; các hoạt động kinh tế của con người ở từng môi trường thiên nhiên.

Câu 7. Phần Địa lí 7 của SGK Địa lí và Địa lí 7 có hai kiểu bài học chính là:

A. kiểu bài hình thành kiến thức mới và kiểu bài vận dụng.

B. kiểu bài hình thành kiến thức mới và kiểu bài ôn luyện.

C. kiểu bài hình thành kiến thức mới và kiểu bài thực hành.

D. kiểu bài hình thành kiến thức mới và kiểu bài luyện tập.

Câu 8. Mỗi bài hình thành kiến thức mới trong phần Địa lí của SGK Địa lí và Địa lí 7 đều có

A. tên bài, yêu cầu cần đạt, mở đầu, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng.

B. tên bài, mục đích, mở đầu, chính văn, mở rộng, luyện tập và vận dụng.

C. tên bài, yêu cầu cần đạt, mở đầu, kiến thức mới, ôn luyện và vận dụng.

D. tên bài, mục tiêu, mở đầu, kiến thức mới, mở rộng, ôn luyện và vận dụng.

Câu 9. Các bài hình thành kiến thức mới trong phần Địa lí của SGK Địa lí và Địa lí 7 được cấu trúc theo 2 tuyến: tuyến chính và tuyến phụ. Tuyến chính

A. là các nội dung cốt lõi, đảm bảo để học sinh đạt được các yêu cầu của từng nội dung giáo dục.

B. có kênh hình đa dạng và phong phú, bao gồm bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh minh hoạ.

C. nhằm trang bị thêm cho học sinh nguồn học liệu liên quan đến bài học, mở rộng và nâng cao kiến thức.

D. là những nội dung mở rộng được đưa vào ô Em có biết? hoặc Góc khám phá.

Câu 10. Phần Luyện tập và vận dụng trong các bài hình thành kiến thức mới của phần Địa lí - SGK Địa lí và Địa lí 7 giúp học sinh

A. hệ thống hoá lại nội dung, củng cố kiến thức của bài học, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu địa lí.

B. đạt được các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng để góp phần phát triển năng lực nhận thức địa lí và năng lực tìm hiểu địa lí.

C. hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học vào thực tiễn học tập và đời sống.

D. hệ thống hoá lại nội dung, củng cố kiến thức của bài học, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

Câu 11. Các bài thực hành trong phần Địa lí - SGK Địa lí và Địa lí 7 giúp học sinh

A. hình thành, phát triển năng lực địa lí bao gồm: nhận thức địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học.

B. hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực địa lí (tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học).

C. hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực địa lí (tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học).

D. hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức địa lí, năng lực tìm hiểu địa lí.

Câu 12. Tính hiện đại của phần Địa lí trong SGK Địa lí và Địa lí 7 được thể hiện ở việc

A. hiện đại hóa hệ thống kiến thức, bổ sung kiến thức mới, cấu trúc nội dung rõ ràng và tường minh, cập nhật hệ thống số liệu.

B. hiện đại hóa hệ thống kiến thức, bổ sung kiến thức mới, cập nhật hệ thống số liệu, bổ sung hệ thống bản đồ và ảnh minh họa.

C. hiện đại hóa hệ thống kiến thức, bổ sung kiến thức mới, giảm tải nội dung, bổ sung hệ thống bản đồ và ảnh minh họa.

D. hiện đại hóa hệ thống kiến thức, cấu trúc nội dung rõ ràng và tường minh, cập nhật hệ thống số liệu, giảm tải nội dung.

Câu 13. Theo SGK Địa lí và Địa lí 7, trang 87, Châu Âu có

A. ba dạng địa hình chính là đồng bằng, núi già và núi trẻ.

B. hai dạng địa hình chính là đồng bằng và miền núi.

C. hai khu vực địa hình chính là đồng bằng và núi già.

D. hai khu vực địa hình chính là đồng bằng và miền núi.

Câu 14. Theo Hình 14.1 ở trang 87 của SGK Địa lí và Địa lí 7, Bắc Mỹ có

A. 3 đới khí hậu và 6 kiểu khí hậu.

B. 3 đới khí hậu và 5 kiểu khí hậu.

C. 4 đới khí hậu và 6 kiểu khí hậu.

D. 4 đới khí hậu và 5 kiểu khí hậu.

Câu 15. Để tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học phần Địa lí của SGK Địa lí và Địa lí 7, giáo viên cần phải xác định rõ

A. các yêu cầu đạt về phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và các năng lực đặc thù địa lí trong mỗi bài học.

B. các mục tiêu của bài học, các hoạt động và nhiệm vụ dạy học cần phải tổ chức cho học sinh trong mỗi bài học.

C. nội dung kiến thức, kĩ năng và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn học tập và đời sống.

D. các yêu cần cần đạt về năng lực nhận thức địa lí, tìm hiểu địa lí và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 45
  • Lượt xem: 2.431
  • Dung lượng: 135,9 KB
Sắp xếp theo