Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 7 môn HĐTN, HN năm 2022 - 2023.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán, Ngữ văn, Mĩ thuật, Tin học, Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 7 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Cánh diều
Câu 1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành những năng lực đặc thù nào cho học sinh?
A. Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực hướng nghiệp
B. Năng lực sáng tạo; năng lực hướng nghiệp; năng lực giải quyết vấn đề
C. Năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực hướng nghiệp
D. Năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là mạch nội dung hoạt động trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp?
A. Hoạt động hướng vào bản thân
B. Hoạt động hướng đến xã hội
C. Hoạt động phát triển cộng đồng
D. Hoạt động hướng nghiệp
Câu 3. Nội dung yêu cầu cần đạt “Biết kiểm soát các khoản chi và biết tiết kiệm tiền” nằm trong mạch nội dung hoạt động nào?
A. Hoạt động hướng vào bản thân
B. Hoạt động hướng đến xã hội
C. Hoạt động hướng đến tự nhiên
D. Hoạt động hướng nghiệp
Câu 4. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7, bộ sách Cánh Diều quán triệt sâu sắc tư tưởng nào sau đây của bộ sách Cánh Diều?
A. “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”
B. “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học ra cuộc sống”
C. “Đưa cuộc sống vào bài học, mang bài học vào cuộc sống”
D. “Đưa cuộc sống vào bài học, đưa bài học ra cuộc sống”
Câu 5. Các yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Chương trình phổ thông 2018) được thể hiện như thế nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7, bộ sách Cánh Diều?
A. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động được thể hiện trọn vẹn ở một chủ đề
B. Các yêu cầu cần đạt ở các mạch nội dung hoạt động được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với từng chủ đề. Một chủ đề có thể thể hiện một số yêu cầu cần đạt ở những mạch nội dung hoạt động khác nhau
C. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động được thể hiện trong trong hai chủ đề liên tiếp
D. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động được thể hiện ở tất cả 9 chủ đề
Câu 6. Cấu trúc mỗi chủ đề được thể hiện như thế nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7, bộ sách Cánh Diều?
A. Mục tiêu; gợi ý hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; các hoạt động giáo dục theo chủ đề; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; đánh giá cuối chủ đề
B. Mục tiêu; định hướng nội dung của chủ đề; gợi ý hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; các hoạt động giáo dục theo chủ đề; thông điệp; đánh giá cuối chủ đề
C. Mục tiêu; định hướng nội dung của chủ đề; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; các hoạt động; đánh giá cuối chủ đề; thông điệp
D. Mục tiêu; định hướng nội dung của chủ đề; các hoạt động; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; thông điệp; đánh giá cuối chủ đề
Câu 7. Tiếp cận hoạt động được thể hiện trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7, bộ sách Cánh Diều được hiểu là:
A. Các năng lực và phẩm chất được hình thành qua việc học sinh giải quyết các tình huống và thực hiện hoạt động cụ thể
B. Học sinh có thể huy động những kiến thức, kĩ năng đã có hoặc tìm kiếm các kiến thức và kĩ năng mới để hoàn thành hoạt động
C. Tổ chức các hoạt động để học sinh được tiếp cận thực tế, tham gia, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, vận dụng kinh nghiệm đã có của bản thân.
D. Tất cả các ý trên
Câu 8. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức với các loại hình hoạt động chủ yếu nào?
A. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp và Hoạt động câu lạc bộ
B. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp
C. Hoạt động giáo dục theo chủ đề; sinh hoạt lớp hoặc sinh hoạt câu lạc bộ
D. Hoạt động giáo dục theo chủ đề; sinh hoạt câu lạc bộ
Câu 9. Khi sử dụng Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7, bộ sách Cánh Diều để tổ chức hoạt động cho học sinh thì:
A. Giáo viên triển khai đúng các hoạt động như sách giáo khoa gợi ý
B. Giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn, sắp xếp các hoạt động
C. Giáo viên có thể sáng tạo, thiết kế các hoạt động mới nhưng phải đáp ứng yêu cầu cần đạt trong chương trình
D. Cả B và C đều đúng
Câu 10. Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7, bộ sách Cánh Diều được tổ chức với những phương thức nào?
A. Phương thức khám phá; Phương thức trải nghiệm; Phương thức cống hiến; Phương thức tương tác
B. Phương thức khám phá; Phương thức giao lưu; Phương thức thể nghiệm; Phương thức nghiên cứu
C. Phương thức khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức cống hiến; Phương thức nghiên cứu
D. Phương thức khám phá; Phương thức tương tác; Phương thức thể nghiệm; Phương thức nghiên cứu.
Câu 11. Quan điểm tiếp cận trong kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là:
A. Tập trung vào đánh giá kết quả và đánh giá để xếp hạng học sinh
B. Đánh giá để xếp hạng và đánh giá như hoạt động học
C. Đánh giá vì sự phát triển của người học và đánh giá để xếp hạng học sinh
D. Đánh giá vì sự phát triển của người học và đánh giá như hoạt động học
Câu 12. Bài dạy trong video tiết dạy minh họa thuộc chủ đề nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7, bộ sách Cánh Diều?
A. Chủ đề Tập làm chủ gia đình
B. Chủ đề Con đường tương lai
C. Chủ đề Nét đẹp mùa xuân
D. Chủ đề Cuộc sống quanh ta
Câu 13. Trong video tiết dạy minh họa, các hoạt động được tổ chức cho học sinh hướng đến đáp ứng yêu cầu cần đạt trong HOẠT ĐỘNG nào?
A. Hoạt động phát triển cộng đồng
B. Hoạt động hướng đến xã hội
C. Hoạt động xây dựng cộng đồng
D. Hoạt động công ích xã hội
Câu 14. Trong video tiết dạy minh họa, giáo viên đã thực hiện phương thức tổ chức chủ yếu nào?
A. Phương thức Khám phá
B. Phương thức Thể nghiệm, tương tác
C. Phương thức Cống hiến
D. Phương thức Nghiên cứu
Câu 15. Thông điệp của tiết dạy minh họa trong video là gì?
A. Chúng ta cần xây dựng kế hoạch chi tiêu ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo không chi tiêu vượt quá số tiền mà mình có.
B. Làm chủ trong chi tiêu đòi hỏi chúng ta cần biết tiết kiệm tiền và chi tiêu hợp lí trong các khoản mình có.
C. Chi tiêu hợp lí thể hiện sự quý trọng tiền bạc. Lập kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện trong gia đình giúp chúng ta sử dụng tiền một cách tiết kiệm và hiệu quả.
D. Chúng ta cần chi tiêu hợp lí và tiết kiệm để đảm bảo cho tương lai vững chắc về sau.