Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 7 môn Ngữ văn năm 2022 - 2023.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, cùng Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Cánh diều để nắm rõ những ưu, nhược điểm của từng môn, có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 7 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 7 trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 7 Cánh diều
Câu 1. Mỗi bộ sách giáo khoa hoặc giáo viên khi dạy chương trình Ngữ văn 2018 cần phải tuân thủ các yếu tố nào được nêu trong chương trình?
A. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt và danh mục văn bản gợi ý lựa chọn
B. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt và một số nội dung cốt lõi
C. Yêu cần cần đạt, một số nội dung cốt lõi và danh mục văn bản gợi ý lựa chọn
D. Mục tiêu, một số nội dung cốt lõi và danh mục văn bản gợi ý lựa chọn
Câu 2. Ý nào không phải là điểm mới về ngữ liệu dạy học theo yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018?
A. Những văn bản hay, tiêu biểu trong kho tàng văn học dân tộc
B. Bổ sung, cập nhật những tác phẩm đương đại, gần gũi với tâm – sinh lí của thế hệ HS hiện nay
C. Lựa chọn tác phẩm và đoạn trích theo yêu cầu mới, giúp cho việc phát triển phẩm chất và năng lực có hiệu quả
D. Dành cho người biên soạn SGK và GV quyền lựa chọn tác phẩm nhằm phát huy tính sáng tạo và phù hợp với đối tượng.
Câu 3. Ý nào không phải là điểm mới về phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018?
A. Hạn chế việc nhồi nhét kiến thức
B. Tập trung thay đổi cách dạy
C. Hướng dẫn HS cách học và tự học
D. Chú trọng yêu cầu đọc hiểu và viết
Câu 4. Định hướng dạy học tích hợp trong chương trình Ngữ văn 2018 được thể hiện trên những phương diện nào?
(1) Giữa ngôn ngữ và văn học
(2) Giữa các kiểu, loại văn bản
(3) Giữa các hoạt động đọc, viết, nói và nghe
(4) Giữa các thể loại và các chủ đề
A. (1) – (2) – (4)
B. (2) – (3) – (4)
C. (1) – (2) – (3)
D. (1) – (3) – (4)
Câu 5. Nhận định nào không đúng về việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018?
A. Đổi mới cách ra đề, tăng cường việc ra đề mở
B. Không sử dụng các ngữ liệu trong SGK khi kiểm tra đọc hiểu và nghị luận văn học
C. Khuyến khích sự sáng tạo độc đáo, có cá tính của HS trong việc hiểu vấn đề và viết bài văn
D. Yêu cầu HS học thuộc và tái hiện lại các nội dung cụ thể đã học khi viết bài văn.
Câu 6. Định hướng dạy kiến thức về lí luận văn học và lịch sử văn học cho HS lớp 7 nói riêng, HS phổ thông nói chung được chương trình Ngữ văn 2018 nêu ra như thế nào?
A. Dạy thành bài riêng, theo phương pháp thuyết trình là chính
B. Dạy thành bài riêng, theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
C. Không dạy thành bài riêng, gắn với mỗi văn bản/tác phẩm cụ thể
D. Không dạy cho học sinh phổ thông, chỉ dạy cho bậc học cao hơn
Câu 7. Các kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học, hệ thống ngữ liệu được chương trình Ngữ văn 2018 quan niệm như thế nào?
A. Là mục tiêu
B. Là yêu cầu cần đạt
C. Là nội dung dạy học chính
D. Là phương tiện để đạt được mục tiêu
Câu 8. Chương trình Ngữ văn 2018 không yêu cầu HS lớp 7 đọc loại văn bản nào?
A. Văn bản văn học
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản nhật dụng
Câu 9. Thể loại văn học nào mới xuất hiện trong chương trình Ngữ văn 2018 dành cho HS lớp 7?
A. Tục ngữ
B. Truyện khoa học viễn tưởng
C. Tùy bút
D. Truyện ngắn
Câu 10. Chương trình Ngữ văn 2018 không yêu cầu HS lớp 7 viết theo phương thức nào?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 11. Chương trình Ngữ văn 2018 yêu cầu HS lớp 7 bước đầu biết làm bài thơ theo các thể thơ nào?
A. Lục bát, tự do
B. Tự do, bốn chữ
C. Bốn chữ, năm chữ
D. Năm chữ, bảy chữ
Câu 12. Chương trình Ngữ văn 2018 chủ yếu yêu cầu HS nói và nghe theo các phương thức nào?
A. Tự sự và miêu tả
B. Biểu cảm và nghị luận
C. Tự sự và nghị luận
D. Nghị luận và thuyết minh
Câu 13. Cấu trúc sách SGK Ngữ văn lớp 7 (Bộ Cánh Diều) được xây dựng theo hướng nào?
A. Dựa theo thể loại và kiểu văn bản được quy định
B. Dựa theo các đề tài, chủ đề được lựa chọn
C. Dựa theo các kĩ năng cần dạy học
D. Kết hợp A và B
Câu 14. Các câu hỏi, bài tập sau khi đọc văn bản trong SGK Ngữ văn lớp 7 (Bộ Cánh Diều) có những đặc điểm gì?
(1) Đa dạng về mức độ nhận thức
(2) Được sắp xếp theo các mức độ từ thấp đến cao
(3) Các nội dung được hỏi tập trung vào nội dung của văn bản
(4) Các nội dung được hỏi gắn với đặc trưng thể loại
A. (1) – (2) – (3)
B. (1) – (2) – (4)
C. (1) – (3) – (4)
D. (2) – (3) – (4)
Câu 15. Khi dạy viết trong môn Ngữ văn 7, giáo viên cần chú ý những gì?
(1) Chú trọng dạy viết theo quy trình
(2) Chú trọng dạy lí thuyết
(3) Tăng cường thời gian thực hành
(4) Đề cao sự sáng tạo của học sinh
A. (1) – (2) – (3)
B. (1) – (2) – (4)
C. (1) – (3) – (4)
D. (2) – (3) – (4)