Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 10 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 10 Cánh diều năm 2022 - 2023

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 10 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 10 môn Công nghệ - Công nghệ trồng trọt, Thiết kế và công nghệ năm 2022 - 2023.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, Ngữ văn, Sinh học, Hóa học, Vật lí, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tin học 10 sách Cánh diều để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 10 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Công nghệ 10 trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án tập huấn SGK Công nghệ 10 - Trồng trọt Cánh diều

Câu 1. Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ năm 2018, môn Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt góp phần hình thành và phát triển ở học sinh

A. 3 năng lực chung và 4 năng lực đặc thù
B. 6 năng lực chung và 4 năng lực đặc thù
C. 3 năng lực chung và 5 năng lực đặc thù
D. 6 năng lực chung và 5 năng lực đặc thù

Câu 2. Năng lực đặc thù nào sau đây là nền tảng cho sự phát triển các năng lực công nghệ khác của học sinh trong dạy học môn Công nghệ?

A. Sử dụng công nghệ
B. Nhận thức công nghệ 
C. Giao tiếp công nghệ
D. Thiết kế công nghệ

Câu 3. Sách giáo khoa Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt bộ sách Cánh Diều gồm

A. 6 chủ đề, 14 bài học, 6 bài ôn tập
B. 7 chủ đề, 18 bài học, 7 bài ôn tập
C. 8 chủ đề, 23 bài học, 8 bài ôn tập
D. 9 chủ đề, 24 bài học, 9 bài ôn tập

Câu 4. Bài học nào trong sách giáo khoa Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt bộ sách Cánh Diều có thời lượng phân bổ 4 tiết?

A. Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
B. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
C. Sâu hại cây trồng
D. Công nghệ trồng cây không dùng đất

Câu 5. Yêu cầu cần đạt “Vận dụng được kiến thức về sử dụng và bảo quản phân bón vào thực tiễn” của chủ đề Phân bón, môn Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt nhằm hình thành và phát triển ở học sinh năng lực gì?

A. Đánh giá công nghệ
B. Giao tiếp công nghệ
C. Sử dụng công nghệ
C. Thiết kế công nghệ

Câu 6. Các hoạt động trong bài học sách Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt bộ sách Cánh Diều gồm

A. 3 hoạt động
B. 4 hoạt động
C. 5 hoạt động
D. 6 hoạt động

Câu 7. Sách chuyên đề học tập Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt bộ sách Cánh Diều gồm

A. 3 chuyên đề, 12 bài học, 2 bài ôn tập
B. 3 chuyên đề, 14 bài học, 3 bài ôn tập
C. 3 chuyên đề, 12 bài học, 3 bài ôn tập
D. 3 chuyên đề, 14 bài học, 2 bài ôn tập

Câu 8. Nội dung bài ôn tập cuối mỗi chủ đề, chuyên đề học tập môn Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt bộ sách Cánh Diều gồm:

A. 1 phần
B. 2 phần 
C. 3 phần
D. 4 phần

Câu 9. Năng lực đặc thù trong chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ năm 2018 là:

A. Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, tự chủ và tự học
B. Giao tiếp và hợp tác, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ
C. Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật
D. Giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, thiết kế kĩ thuật, giải quyết vấn đề

Câu 10. “Lập kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng” là yêu cầu cần đạt được của chủ đề nào trong sách giáo khoa Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt bộ sách Cánh Diều?

A. Giới thiệu chung về trồng trọt
B. Công nghệ giống cây trồng
C. Kĩ thuật trồng trọt
D. Trồng trọt công nghệ cao

Câu 11. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt trong một năm học là

A. 2 điểm đánh giá thường xuyên, 2 điểm đánh giá định kì
B. 3 điểm đánh giá thường xuyên, 2 điểm đánh giá định kì
C. 4 điểm đánh giá thường xuyên, 4 điểm đánh giá định kì
D. 6 điểm đánh giá thường xuyên, 4 điểm đánh giá định kì

Câu 12. Khi xây dựng câu hỏi đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt, mức độ yêu cầu nào dưới đây được ưu tiên sử dụng để đánh giá học sinh giỏi?

A. Nhận biết
B. Thông hiểu
C. Vận dụng
D. Vận dụng cao

Câu 13. Ý nào KHÔNG phải là tên chuyên đề học tập môn Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt, bộ sách Cánh Diều?

A. Công nghệ sinh học trong trồng trọt
B. Trồng trọt công nghệ cao
C Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
D. Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP

Câu 14. Các công việc khi tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT gồm:

A. Mục tiêu hoạt động; nội dung hoạt động; sản phẩm hoạt động; kết luận, nhận định
B. Mục tiêu, nội dung, báo cáo, thảo luận và tổ chức thực hiện
C. Giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định
D. Mục tiêu hoạt động; nội dung hoạt động; sản phẩm hoạt động; tổ chức thực hiện

Câu 15. Nội dung giáo dục tích hợp trong dạy học Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt bộ sách Cánh Diều là

A. Tích hợp lí thuyết và thực hành
B. Tạo động cơ, hứng thú học tập, tìm tòi và khám phá khoa học
C. Giáo dục hướng nghiệp, môi trường, kinh tế, an toàn lao động
D. Chủ động tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên.

Đáp án tập huấn SGK Công nghệ 10 - Thiết kế và công nghệ Cánh diều

Câu 1: Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cần đảm bảo chuỗi các hoạt động học tập gồm:

A. Khởi động; hình thành kiến thức, kĩ năng mới; luyện tập; dặn dò.
B. Mở đầu; hình thành kiến thức, kĩ năng mới; luyện tập; củng cố.
C. Khởi động; hình thành kiến thức, kĩ năng mới; luyện tập; vận dụng.
D. Mở đầu; hình thành kiến thức, kĩ năng mới; luyện tập; tìm tòi mở rộng

Câu 2: Những căn cứ nào dưới đây được sử dụng để xác định mục tiêu của bài học khi xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ:

A. Kinh nghiệm của giáo viên.
B. Yêu cầu cần đạt của bài học.
C. Đặc điểm nội dung kiến thức, phương tiện, thiết bị dạy học.
D. Phẩm chất và năng lực hiện tại của học sinh lớp dạy.

Câu 3. Nội dung sách Công nghệ 10 của bộ sách Cánh diều tách nội dung Vẽ kĩ thuật thành 2 chủ đề là Vẽ kĩ thuật và Vẽ kĩ thuật ứng dụng nhằm mục đích:

A. Phân định rõ 2 phần Vẽ kĩ thuật cơ sở và Vẽ kĩ thuật ứng dụng.
B. Giáo viên chủ động phân chia nội dung giảng dạy, đánh giá học sinh trong 2 học kì theo nội dung Vẽ kĩ thuật.
C. Tăng số tiết cho nội dung Vẽ kĩ thuật.
D. Mỗi bài đáp ứng được 1 yêu cầu cần đạt của nội dung Vẽ kĩ thuật.

Câu 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng nào sau đây:

A. Tìm ra lửa để nấu ăn và sưởi ấm.
B. Xây dựng nhà ở để cuộc sống không còn bị ảnh hưởng của môi trường.
C. Sự ra đời của động cơ hơi nước.
D. Sự ra đời của vật liệu bán dẫn.

Câu 5. Theo sách Công nghệ 10 của bộ sách Cánh diều, công nghệ nào không phải là công nghệ mới:

A. Công nghệ tự động hoá.
B. Công nghệ vật liệu nano.
C. Công nghệ trí tuệ nhân tạo.
D. Công nghệ CAD/CAM/CNC.

Câu 6. Tiêu chí nào không phải là tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ:

A. Độ tin cậy.
B. Tính kinh tế.
C. Thẩm mĩ.
D. Tác động đến môi trường.

Câu 7. Theo sách Công nghệ 10 của bộ sách Cánh diều, quy trình thiết kế kĩ thuật thường được tiến hành theo mấy bước:

A. 4 bước.
B. 5 bước.
C. 6 bước.
D. 7 bước.

Câu 8. Sách Chuyên đề học tập Công nghệ 10 của bộ sách Cánh diều gồm các chuyên đề độc lập sau:

A. Vẽ và thiết kế kĩ thuật với sự hỗ trợ của máy tính; Thiết kế mạch điều khiển cho ngôi nhà thông minh; Nghề nghiệp STEM.
B. Vẽ và thiết kế kĩ thuật với sự hỗ trợ của máy tính; Công nghệ in 3D; Nghề nghiệp STEM.
C. Vẽ kĩ thuật với sự hỗ trợ của máy tính; Thiết kế mạch điều khiển cho ngôi nhà thông minh; Giáo dục STEM.
D. Thiết kế kĩ thuật; Thiết kế mạch điều khiển cho ngôi nhà thông minh; Nghề nghiệp STEM

Câu 9. Mục đích giảng dạy môn vẽ kĩ thuật trong nội dung công nghệ 10 nhằm giúp học sinh đạt được các yêu cầu nào:

A. Trình bày được vai trò của bản vẽ kĩ thuật.
B. Đọc được bản vẽ kĩ thuật.
C. Lập được bản vẽ kĩ thuật.
D. Tất cả các yêu cầu trên.

Câu 10. Phần mềm nào dưới đây được sử dụng để giảng dạy nội dung vẽ kĩ thuật với sự hỗ trợ của máy tính:

A. Phần mềm Microsoft Word.
B. Phần mềm AutoCAD.
C. Phần mềm Paint.
D. Phần mềm Window.

Câu 11. Ghi kích thước cho bản vẽ kĩ thuật, đơn vị kích thước dài được quy định theo TCVN là đơn vị nào:

A. m (mét).
B. cm (centimet).
C. dm (decimet).
D. mm (milimet).

Câu 12. Yêu cầu cần đạt “vẽ được mặt cắt, hình cắt của vật thể đơn giản” thuộc năng lực thành phần nào của năng lực công nghệ:

A. Năng lực nhận thức công nghệ.
B. Năng lực giao tiếp công nghệ.
C. Năng lực sử dụng công nghệ.
D. Năng lực đánh giá công nghệ.

Câu 13. Theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 10 của bộ sách Cánh diều, trong sơ đồ khối hệ thống điều khiển ngôi nhà thông minh, thiết bị nào không phải là thiết bị điều khiển từ xa:

A. Điện thoại thông minh.
B. Máy tính bảng.
C. Điều khiển remote.
D. Máy tính bàn.

Câu 14. Trong hệ thống điều khiển ngôi nhà thông minh, câu phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Cần có bộ điều khiển trung tâm kết nối internet.
B. Cần có điện thoại thông minh kết nối internet.
C. Cần có cảm biến, không cần mạng internet.
D. Cần có công tắc điều khiển tự động.

Câu 15. Môn Công nghệ thuộc thành phần nào trong các thành phần của STEM?

A. Thành phần “M” và “S”.
B. Thành phần “S” và “T”.
C. Thành phần “E” và “M”.
D. Thành phần “T” và “E”.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 25
  • Lượt xem: 1.291
Sắp xếp theo