Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 10 Cánh diều năm 2022 - 2023

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 10 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp năm 2022 - 2023.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, Ngữ văn, Sinh học, Hóa học, Vật lí, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tin học 10 sách Cánh diều để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 10 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Cánh diều

Câu 1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT góp phần hình thành những năng lực đặc thù nào cho học sinh?

a. Năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp
b. Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực hướng nghiệp
c. Năng lực giao tiếp; năng lực hướng nghiệp; năng lực giải quyết vấn đề
d. Năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.

Câu 2. Tên hoạt động nào sau đây không thuộc 4 mạch hoạt động trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT?

a. Hoạt động hướng vào bản thân
b. Hoạt động hướng đến xã hội
c. Hoạt động hướng đến tự nhiên
d. Hoạt động giáo dục cộng đồng

Câu 3. Yêu cầu cần đạt “Biết cách tìm hiểu các thông tin về nhóm nghề mình quan tâm, yêu cầu về năng lực, phẩm chất theo nhóm nghề” thuộc trong mạch nội dung hoạt động nào?

a. Hoạt động hướng vào bản thân
b. Hoạt động hướng đến xã hội
c. Hoạt động hướng đến tự nhiên
d. Hoạt động hướng nghiệp

Câu 4. Hoạt động hướng nghiệp trong Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT chiếm thời lượng là bao nhiêu phần trăm?

a. 15%
b. 20%
c. 30%
d. 40%

Câu 5. Các yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Chương trình phổ thông 2018) được thể hiện như thế nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, bộ sách Cánh Diều?

a. Các yêu cầu cần đạt được lựa chọn và thay đổi để đưa vào sách theo hướng rút gọn.
b. Các yêu cầu cần đạt của chương trình được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với nội dung từng chủ đề, bảo đảm thể hiện đầy đủ mọi yêu cầu cần đạt của chương trình đối với HĐTN, HN lớp 10.
c. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động thường được thể hiện trong hai chủ đề liên tiếp.
d. Các yêu cầu cần đạt của chương trình chỉ mang tính chất tham khảo, không bắt buộc đối với SGK.

Câu 6. Tiếp cận hoạt động được thể hiện trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, bộ sách Cánh Diều được hiểu là:

a. Các năng lực và phẩm chất được hình thành qua việc học sinh giải quyết các tình huống và thực hiện hoạt động cụ thể
b. Học sinh có thể huy động những kiến thức, kĩ năng đã có hoặc tìm kiếm các kiến thức và kĩ năng mới để hoàn thành hoạt động
c. Tổ chức các hoạt động để học sinh được tiếp cận thực tế, tham gia, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, vận dụng kinh nghiệm đã có của bản thân.
d. Tất cả các ý trên.

Câu 7. Cấu trúc mỗi chủ đề được thể hiện như thế nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, bộ sách Cánh Diều?

a. Mục tiêu; định hướng nội dung hoạt động của chủ đề; đánh giá cuối chủ đề.
b. Mục tiêu; gợi ý hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; các hoạt động giáo dục theo chủ đề; đánh giá cuối chủ đề;
c. Tên chủ đề; mục tiêu; định hướng nội dung hoạt động của chủ đề (hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, hoạt động sinh hoạt lớp); các hoạt động cụ thể; đánh giá cuối chủ đề. 
d. Mục tiêu; gợi ý sinh hoạt dưới cơ và sinh hoạt lớp; đánh giá cuối chủ đề

Câu 8. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 được thiết kế với các hình thức hoạt động nào?

a. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp
b. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; sinh hoạt lớp và hoạt động câu lạc bộ
c. Hoạt động giáo dục theo chủ đề; sinh hoạt lớp và hoạt động câu lạc bộ
d. Hoạt động giáo dục theo chủ đề; sinh hoạt câu lạc bộ

Câu 9. Cách tiếp cận nào sau đây của sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 góp phần hiện thực hóa tư tưởng “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống” của bộ sách Cánh Diều?

a. Tiếp cận hoạt động
b. Tiếp cận nhận thức
c. Tiếp cận trải nghiệm
d. Tiếp cận nội dung

Câu 10. Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, bộ sách Cánh Diều được tổ chức với những phương thức nào?

a. Phương thức khám phá; Phương thức trải nghiệm; Phương thức cống hiến; Phương thức tương tác
b. Phương thức khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức cống hiến; Phương thức nghiên cứu.
c. Phương thức khám phá; Phương thức giao lưu; Phương thức thể nghiệm; Phương thức nghiên cứu
d. Phương thức khám phá; Phương thức trao đổi; Phương thức thể nghiệm; Phương thức nghiên cứu.

Câu 11. Phương thức tổ chức hoạt động nào mà học sinh được tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, qua đó đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học?

a. Phương thức khám phá
b. Phương thức thể nghiệm, tương tác
c. Phương thức cống hiến
d. Phương thức nghiên cứu

Câu 12. Trong video tiết dạy minh họa, các hoạt động được tổ chức cho học sinh hướng đến đáp ứng yêu cầu cần đạt của mạch hoạt động nào?

a. Hoạt động hướng vào bản thân
b. Hoạt động hướng đến xã hội
c. Hoạt động hướng đến tự nhiên
d. Hoạt động hướng nghiệp

Câu 13. Trong video tiết dạy minh họa, giáo viên đã thực hiện phương thức tổ chức chủ yếu nào?

a. Phương thức Khám phá
b. Phương thức Thể nghiệm, tương tác 
c. Phương thức Cống hiến
d. Phương thức Nghiên cứu

Câu 14. Đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT nhằm mục đích gì?

a. Xem xét mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình và sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm.
b. Xem xét thái độ tham gia của học sinh trong các hoạt động và kết quả hoạt động đó.
c. Đánh giá điểm mạnh và hạn chế của học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
d. Đánh giá sự sáng tạo, chủ động của học sinh trong các hoạt động để hình thành các phẩm chất và năng lực

Câu 15. Trong Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT, ai là người chịu trách nhiệm tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động của học sinh?

a. Cán bộ Đoàn TN CSHCM
b. Lãnh đạo nhà trường
c. Giáo viên bộ môn
d. Giáo viên chủ nhiệm

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 52
  • Lượt xem: 2.307
  • Dung lượng: 147,6 KB
Sắp xếp theo