Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Luật Gia đình và Phòng, chống bạo lực gia đình 2024 Chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng"

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Luật Gia đình và Phòng, chống bạo lực gia đình 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai giúp các bạn tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi. Thời gian nhận bài thi từ 01/3/2024 đến 31/5/2024.

Cuộc thi nhằm khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân chủ động tìm hiểu về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; phát hiện, nêu gương những mô hình gia đình tiêu biểu trong việc gia đình hạnh phúc, bình đẳng, ấm no. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và Phòng chống bạo lực gia đình tỉnh Gia Lai

Câu 1. Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định Gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?

a) Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới.

b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

c) Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.

d) Đề xuất các chính sách về bình đẳng giới.

Câu 2. Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quy định “Bình đẳng giới” trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình bao gồm:

a) Trong lĩnh vực chính trị ; lĩnh vực giáo dục đào tạo ; lĩnh vực khoa học và công nghệ.

b) Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.

c) Trong lĩnh vực y tế và lĩnh vực gia đình.

d) Cả a,b,c.

Câu 3. Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, quy định những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

a) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.

b) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

c) Bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

d) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới.

Câu 4. Nội dung: “Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển” thuộc quy định nào sau đây trong Luật bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006?

a) Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.

b) Bình đẳng giới trong gia đình.

c) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

d) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.

Câu 5. Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định “Bình đẳng giới trong gia đình” gồm những nội dung nào?

a) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguôn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

b) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

c) Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

d) Cả a,b,c đều đúng

e) Cả a,b đều đúng.

Câu 6. Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014, quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch” là nội dung trong quy định về:

a) Điều kiện kết hôn.

b) Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

c) Đăng ký kết hôn.

d) Xử lý việc kết hôn không đúng thẩm quyền.

Câu 7. Nội dung: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” thuộc quy định nào sau đây trong Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014?

a) Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng.

b) Tình nghĩa vợ chồng.

c) Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng.

d) Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.

Câu 8. Pháp luật Việt Nam quy định nam nữ được kết hôn khi đạt độ tuổi nào?

a) Nam từ đủ 19 tuổi, nữ từ đủ 17 tuổi.

b) Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi.

c) Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.

d) Nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 9. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 nêu: “Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan” là trách nhiệm của ai trong gia đình?

a) Cá nhân.

b) Thành viên gia đình.

c) Cha mẹ.

d) Gia đình.

Câu 10. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022quy định “Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình” hằng năm là tháng nào trong năm?

a) Tháng 3.

b) Tháng 5.

c) Tháng 6.

d) Tháng 11.

Câu 11. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 nêu: “Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em”, thuộc nội dung nào sau đây?

a) Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

b) Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình.

c) Hành vi bạo lực gia đình.

d) Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 12. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 nêu việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc nào sau đây:

a) Chủ động, kịp thời, kiên trì.

b) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình; Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;

c) Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải; Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

d) Cả a, c đều đúng

e) Cả a,b,c đều đúng.

Câu 13. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 quy định: “Chủ trì, phối hợp với cơ quan , tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình” thuộc trách nhiệm của cơ quan nào ở Trung ương?

a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

c) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

d) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu 14. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 được được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XV kỳ họp thứ 4, thôngqua ngày 14/ 11/ 2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, quy định người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào sau đây?

a) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, bố trí nơi tạm lánh.

d) Được bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản.

Câu 15. Anh (chị) hãy cho biết, nội dung:“Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” thuộc quy định nào? (Theo Luật PCBLGĐ số 13/2022/QH15 được Quốc hội thông qua 14/11/2022).

a) Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

b) Sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình.

c) Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

d) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.

Câu 16. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 quy định nội dung nào về Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó.

c) Cả a và b đều đúng.

d) Cả a và b đều sai.

Câu 17. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 quy định: Ban hành văn bản hướng dẫn công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc; Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; Chủ trì, phối hợp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng Công an nhân dân thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; Hướng dẫn việc thực hiện thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình là quy định thuộc trách nhiệm của cơ quan nào ở Trung ương?

a) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

b) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

c) Bộ Công An.

d) Bộ Y tế.

Câu 18. Theo Luật Trẻ em năm 2016 quy định: Trẻ em là người ?

a) Dưới 15 tuổi.

b) Dưới 16 tuổi.

c) Cả a, b đều đúng.

d) Cả a, b đều sai.

Câu 19. Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em là?

a) 116.

b) 113.

c) 111.

d) 119.

Câu 20. Theo Luật Trẻ em năm 2016 để bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm nào sau đây?

a) Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại.

b) Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

c) Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

d) Cả a, b, c đều đúng.

e) Cả a, c đều đúng.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm