Đáp án thi Tìm hiểu "Hồ Chí Minh - Cuộc hành trình vĩ đại" năm 2021 Đáp án Tìm hiểu Hồ Chí Minh vĩ đại năm 2021 của An Giang

Cuộc thi tìm hiểu "Hồ Chí Minh - Cuộc hành trình vĩ đại" năm 2021 diễn ra từ ngày 4/5 - 5/7/2021, dự kiến tổng kết vào tháng 8/2021. Cuộc thi nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công lao cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

Bài thi chia thành 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm có 20 câu trắc nghiệm, phần tự luận lựa chọn 1 trong 2 câu hỏi. Bên cạnh đó, các bạn còn có thể tham gia cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi. Chi tiết đáp án mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Đáp án cuộc thi "Hồ Chí Minh - Cuộc hành trình vĩ đại" năm 2021

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong các phong trào yêu nước cuối thế Kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở nước ta, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã chọn đi theo phong trào nào?

a. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

b. Phong trào Duy Tân

c. Phong trào Cần Vương

d. Không theo các phong trào trên, Bác muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác như thế nào, để tìm ra phương pháp cách mạng tốt nhất, trở về giúp đồng bào chúng ta.

Câu 2: Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu mang tên gì?

a. Đông Dương

b. Bến Nhà Rồng

c. Amirale Latouche Tréville

d. Rạng Đông

Câu 3: Nguyễn Tất Thành đã làm nghề gì đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước?

a. Thủy thủ

b. Lái tàu

c. Đầu bếp

d. Phụ bếp

Câu 4. Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên đặt chân lên đất Pháp tại địa danh nào?

a. Mác xây

b. Lơ Havrơ

c. Noóc măng đi

d. Thủ đô Pari

Câu 5: Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ kéo dài bao nhiêu năm?

a. 28 năm

b. 30 năm

c. 32 năm

d. 25 năm

Câu 6: Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng đất nước đó là con đường cách mạng vô sản. Câu nói sau đây của Nguyễn Ái Quốc xuất phát từ đâu?

“Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”

a. Nguyễn Ái Quốc đọc tác phẩm của V.I.Lênin “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”

b. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam

c. Diễn đàn của Đại hội Quốc tế Cộng Sản

d. Luận cương về thanh niên thuộc địa

Câu 7: Tìm một đáp án sai trong đoạn sau đây.

Trong 10 năm đầu (1911 - 1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã:

a. Vượt qua 3 đại dương, 4 châu lục.

b. Đen khoảng gần 30 nước.

c. Sống, làm thuê và tự học tại các nước Mỹ, Anh, Pháp.

d. Đến Matxcơva dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

Câu 8: Vì sao Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp?

a. Đảng Xã hội Pháp là Đảng mạnh nhất tại nước Pháp lúc bấy giờ.

b. Đảng Xã hội Pháp đảm bảo quyền lợi cho Đảng viên

c. Vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước ta, là tổ chức duy nhất theo đuối lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

d. Đảng Xã hội Pháp hứa sẽ giúp đỡ cho Việt Nam phát triển thành một đất nước giàu mạnh nhất Đông Dương.

Câu 9: Nguyễn Ái Quốc đã gởi Bản Yêu sách của nhân dân An Nam ở Hội nghị nào?

a. Hội nghị Đảng viên Đảng Xã hội Pháp

b. Hội nghị quốc tế bàn về các quyền của các nước thuộc địa

c. Hội nghị Hòa bình của các cường quốc thắng trận trong Thế chiến thứ nhất họp tại thành phố Versaille ngày 18 tháng 6 năm 1919.

d. Hội nghị 3 nước Đông Dương tại Versaille ngày 16 tháng 8 năm 1919.

Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản?

a. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa

b. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp

c. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

d. Tham gia thành lập những người Việt Nam yêu nước tại nước Pháp.

Câu 11: Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản ở nước nào?

a. Pháp

b. Liên Xô

c. Đức

d. Ba Lan

Câu 12: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc thành lập tại đâu? Thời gian nào?

a. Tại Côn Minh , Trung Quốc vào tháng 11 năm 1924

b. Tại Quảng Tây, Trung Quốc vào tháng 6 năm 1926

c. Tại Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 6 năm 1925

d. Tại Vân Nam, Trung Quốc vào tháng 6 năm 1924

Câu 13: Nguyễn Ái Quốc có bí danh Thầu Chín (ông cụ Chín) khi hoạt động ở nưóc nào? Thời gian nào?

a. Tại Trung Quốc, từ năm 1924- 1926

b. Tại Hồng Kong, từ năm 1930 - 1931

c. Tại Lào, từ năm 1929 - 1930

d. Tại Thái Lan, từ năm 1928 - 1929

Câu 14: Tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất các tố chức cộng sản trong nước tại Cửu Long, Hưong Cảng, Trung Quốc. Tổ chức hợp nhất đó có tên là gì?

a. Đảng Cộng sản Việt Nam

b. Đảng Cộng sản Đông Dương

c. Đảng Lao động Việt Nam

d. Đảng Cộng sản Liên bang Đông Dương

Câu 15: Năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị thực dân Anh bắt tại Hồng Kông. Lúc đó Ngưòi mang bí danh là gì?

a. Già Thu

b. Tống Văn Sơ

c. Nguyễn Ái Kbak

d. Ông Trần

Câu 16: Từ 10/1934 - 1935, Nguyễn Ái Quốc học ở trường Quốc tế V.I.Lênin. Lúc này Bác lấy tên là gì?

a. Nguyễn Ái Quốc

b. Nguyễn Tất Thành

c. Hồ Chí Minh

d. Lin.

Câu 17: Nguyễn Ái Quốc đã dự Đại hội VII, Quốc tế Cộng sản vào năm nào?

a. 1934

b . 1935

c. 1936

d. 1937

Câu 18. Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tìm cách về nước hoạt động năm nào?

a. Năm 1936

b . Năm 1937

c. Năm 1938

d. Năm 1940

Câu 19: Sau 30 năm bôn ba nưóc ngoài tìm đưòng cứu nước, Bác Hồ nói thông thạo nhũng ngoại ngữ nào dưới đây:

a. Anh, Pháp, Nga,Trung Quốc, Lào

b. Anh, Pháp, Maori, Latin.

c. Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga.

d. Anh, Pháp, Trung Quốc, Bồ Đào Nha.

Câu 20: Nguyễn Ái Quốc về nước vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

a. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, tại cột mốc biên giới 108 thuộc biên giới Việt - Trung tại Cao Bằng

b. Ngày 28 tháng 1 năm 1942, tại thác Bản Giốc,

c. Ngày 28 tháng 1 năm 1940, tại cột mốc biên giới 108 thuộc biên giới Việt - Trung tại Cao Bằng

d. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn

II. Tự luận

Chọn 1 trong 2 câu hỏi sau đây, bài viết ít nhất 500 từ và không quá 1500 từ:

Câu 1: Cảm nghĩ của bạn về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ.

Gợi ý trả lời:

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổ ra khắp nơi với nhiều xu hướng khác nhau. Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương; các cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm; phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục... do các sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo. Mặc dù diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi nhưng tất cả các phong trào đó đều thất bại vì thiếu một con đường và phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ.

Trước thực tế ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi đó mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành lên tàu Amiral Latouche Tréville rời Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Người đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa ở nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau. Đi đến đâu, Người cũng hòa mình vào phong trào quần chúng nhân dân lao động, chứng kiến nhiều cảnh người nô lệ và nhận ra đâu là bạn, đâu là thù.

Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đi qua gần 30 quốc gia của 4 châu lục, phải làm rất nhiều nghề cực nhọc để kiếm sống.

Với hành trang là chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, trải qua thực tiễn học tập, nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng ở nhiều nước, Người nhận thấy vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng con người là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà với tất cả các dân tộc thuộc địa và nhân dân lao động bị áp bức trên trên toàn thế giới. Đây là điều mà nhiều bậc tiền bối, những sĩ phu yêu nước tại thời điểm đó chưa nhận ra được.

Tháng 7/1920, Người đọc được sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo (Pháp). Người lập tức bị cuốn hút và đọc đi đọc lại nhiều lần. Qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

Xác định con đường của cách mạng Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin là điểm khác về chất của Người so với nhiều nhân vật yêu nước cùng thời.

Khi nước nhà mất độc lập cũng là lúc truyền thống yêu nước có điều kiện thể hiện rõ ràng, sinh động nhất, nhưng yêu nước nhiệt thành thì không chỉ có duy nhất là Nguyễn Ái Quốc. Có chí lớn đánh đuổi giặc ngoại xâm, lấy lại đà chấn hưng cho dân tộc Việt Nam không phải chỉ có riêng ở Người.

Bằng sự dấn thân và trải nghiệm của cá nhân, Người đã khước từ phong trào Đông Du, Duy Tân để tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước và con đường phát triển cho dân tộc một cách đúng đắn.

Câu 2. Hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ có rất nhiều sự kiện, câu chuyện, nói lên tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân sâu đậm, ý chí cách mạng kiên cường của Người. Bạn hãy nói lên lòng cảm phục (cảm nghĩ) của mình đối với một trong những sự kiện, hoặc câu chuyện diễn ra trong hành trình xa tổ quốc tìm đường cứu nước của Bác mà bạn đã được biết.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 459
  • Lượt xem: 14.180
  • Dung lượng: 144,8 KB
Tìm thêm: Hồ Chí Minh
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan