Dàn ý nghị luận về Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội (2 Mẫu) Viết bài văn nghị luận về Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội
Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội gồm 2 mẫu khác nhau cực hay, chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập nắm được các luận điểm chính để biết cách viết bài văn đầy đủ các ý.
Tự bảo vệ được chính mình trước tệ nạn xã hội cũng là bảo vệ người khác, gia đình và toàn xã hội. Trước hết, đối với bản thân, khi ta biết tự bảo vệ mình ta sẽ có được một cuộc đời hạnh phúc, một cuộc sống lành mạnh, văn minh. Giúp ta có được sức khỏe tốt, tránh khỏi các căn bệnh quái ác như: HIV, ung thư. Vậy dưới đây là 2 dàn ý nghị luận về tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm dàn ý nghị luận về sự cần thiết của việc học ngoại ngữ.
Dàn ý nghị luận về Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội
Dàn ý tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nói không với tệ nạn xã hội bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tệ nạn xã hội là những thói hư tật xấu ảnh hưởng đến tiền bạc, sức khỏe thậm chí là cả mạng sống của người đó và còn có nhiều nguy cơ gây hại cho những người xung quanh. Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,… diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.
b. Phân tích
- Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động và diễn biến phức tạp ở khắp các tỉnh thành với những biến tướng và những dạng khác nhau rất khó kiểm soát.
- Nguyên nhân của việc gia tăng tệ nạn xã hội đầu tiên là do ý thức của con người còn kém, do chịu sự tác động, khiêu khích từ yếu tố bên ngoài,…
- Tệ nạn xã hội gây tốn kém về của cải vật chất, tha hóa về đạo đức; thiệt hại về sức khỏe: sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người và khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó. Nó còn gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.
c. Bình luận
- Để hạn chế sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, bản thân mỗi người cũng như địa phương, cơ quan nhà nước cùng chung tay ngăn chặn những hành vi vi phạm tệ nạn xã hội góp phần giúp xã hội văn minh hơn.
- Mỗi bạn trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có những nhận thức được tác hại to lớn của tệ nạn xã hội đối với đời sống, tránh xa những tệ nạn xã hội và hướng đến những điều tốt đẹp nhất để trở thành công dân có ích.
d. Phản đề
Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người có lối sống thanh cao, tốt đẹp theo chuẩn mực đạo đức của xã hội,… Những người này xứng đáng là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý nghị luận về Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội
I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tệ nạn xã hội là những hiện tượng tiêu cực, trái với đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người.
Nêu rõ vai trò của mỗi người trong việc tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội.
II. Thân bài:
a. Tác hại của các tệ nạn xã hội:
- Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần của con người, dẫn đến các bệnh tật, rối loạn tâm thần, thậm chí là tử vong.
- Gây tổn hại về kinh tế, tài sản của gia đình và xã hội.
- Gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Làm suy thoái đạo đức, lối sống của con người.
b. Các biện pháp tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội:
- Nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội.
- Rèn luyện ý chí, bản lĩnh, sức mạnh vượt qua những cám dỗ của tệ nạn.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện kỹ năng sống.
- Kết giao với những người bạn tốt, có lối sống lành mạnh.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, thầy cô, các tổ chức xã hội khi gặp khó khăn.
c. Liên hệ bản thân:
- Em đã làm gì để tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội?
- Em cần làm gì để nâng cao hiệu quả của các biện pháp tự bảo vệ mình?
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của mỗi người trong việc tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội.
- Lời kêu gọi hành động.