Dẫn chứng về sự trưởng thành Những ví dụ hay về sự trưởng thành

Dẫn chứng về sự trưởng thành trong cuộc sống giúp bài văn nghị luận thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, bài làm đạt điểm cao. Chính vì thế việc đưa dẫn chứng rất cần thiết cho bài làm văn nghị luận. Dẫn chứng hay giúp tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội.

Trưởng thành chính là sự lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động chứ không chỉ là sự lớn lên về thể xác, đó mới chính là trưởng thành thật sự. Suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành phải hướng đến những cái tốt đẹp. Bên cạnh dẫn chứng về lòng dũng cảm các bạn xem thêm dẫn chứng về tình bạn, dẫn chứng về tính kỷ luật.

Dẫn chứng sự trưởng thành hay nhất

Dẫn chứng 1

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân (GS-NGND) Nguyễn Lân xuất thân trong một gia đình nghèo, là con út trong gia đình có 17 người con. Cụ được người anh cả nuôi ăn học. Trong hồi ký giáo dục của mình, Giáo sư Nguyễn Lân đã viết: "Anh tôi lúc đó được lương 40 đồng Đông Dương mỗi tháng. Hai vợ chồng lại phải phụng dưỡng bố già, cho em vào để học nội trú ở Trường Gagelin phải trả những 17 đồng một tháng, tức là gần một nửa lương tháng của anh tôi rồi. Hồi đó giá gạo chỉ có 2 đồng một tạ. Ấy thế mà anh tôi và chị dâu tôi vẫn quyết tâm cho tôi được học. Cái tinh thần cao cả ấy suốt đời tôi không dám quên".

Dẫn chứng 2

Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc. Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố.

Tuy nhiên, thuở niên thiếu, Paulo Picasso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Không chấp nhận sống cả đời trong cuộc sống nghèo khổ, đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo quanh các cửa hàng tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picasso không?”. Chưa đầy một tháng, tên tuổi của ông đã lan khắp Paris, tranh của ông bán được và ông trở nên nổi tiếng từ đó.

Dẫn chứng 3

Ngay từ nhỏ, tuy xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng Chu Văn An đã được mẹ là bà Lê Thị Chiêm lo cho ăn học chu đáo. Vốn có lòng hiếu học, coi việc học làm đầu nhưng không cầu danh lợi, thú vui lớn nhất của Chu Văn An ngay từ nhỏ là ở nhà đọc sách.

Khi thi đỗ Thái học sinh, tức tiến sĩ dưới triều Trần, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà.

Một trong những nguyên tắc cốt yếu để cảm hóa học trò của thầy Chu Văn An chính là: muốn dạy bảo trò tốt thì thầy phải nghiêm, phải luôn là tấm gương đạo đức cho học trò. Thầy giáo Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi.

Tài đức và danh tiếng của thầy Chu Văn An vang đến kinh đô Thăng Long, vua Trần Minh Tông (lên ngôi năm 1314) mời ông ra kinh thành dạy học tại Quốc Tử Giám, ngôi trường lâu đời, chuyên đào tạo các hoàng tử, con các vị quan lại với mong muốn thầy Chu sẽ truyền đạt những giáo lý Nho giáo của mình cho họ, những người rất có thể sẽ trở thành những bậc đại quan trong triều đình sau này.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 10
  • Lượt xem: 10.556
  • Dung lượng: 101 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo