Toán 5: Công thức tính quãng đường, vận tốc, thời gian Toán chuyển động đều lớp 5
Toán 5: Công thức tính quãng đường, vận tốc, thời gian tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm, giúp các em học sinh lớp 5 nắm chắc khái niệm, công thức, các dạng bài tập tính quãng đường, thời gian, vận tốc.
Chương trình lớp 5 sẽ có thêm phần Toán chuyển động, đây là dạng Toán tương đối khó, đòi hỏi các em phải tư duy tốt. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Công thức tính diện tích, chu vi, thể tích hình cơ bản để học tốt môn Toán 5 hơn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Công thức tính quãng đường, vận tốc, thời gian - Toán chuyển động lớp 5
Công thức tính quãng đường
1. Quãng đường là gì?
Quãng đường là độ dài di chuyển của vật hoặc có thể là con người, phương tiện. Xác định độ dài quãng đường khi có vận tốc và thời gian là bài tập thường xuyên xuất hiện trong các bài tập vật lý.
2. Công thức tính quãng đường
Để xác định độ dài của quãng đường sẽ có công thức sau: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian. Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:
S = v x t
hoặc S = (V1 – V2) x t
Trong đó với:
- v là vận tốc di chuyển
- s là quãng đường di chuyển
- t là thời gian di chuyển
* Chú ý: V1 > V2.
Lưu ý:
Các đơn vị của quãng đường, vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau. Ví dụ vận tốc có đơn vị đo là km/giờ, thời gian có đơn vị là giờ thì quãng đường cũng phải có đơn vị là km.
Đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường. Ví dụ vận tốc có đơn vị là km/giờ, thời gian có đơn vị là phút thì ta phải đổi thời gian từ đơn vị phút sang đơn vị là giờ rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.
3. Bài tập tính quãng đường
Bài 1: Một người đi xe đạp trong 3 giờ với vận tốc 15 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đi xe đạp.
Cách giải:
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
15 × 3 = 45 (km)
Đáp số: 45km.
Bài 2: Một ca nô đi với vận tốc 16 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ca nô trong 2 giờ 15 phút.
Cách giải: Vận tốc có đơn vị km/giờ nên thời gian cũng phải có thời gian tương ứng là giờ. Do đó ta đổi thời gian sang đơn vị là giờ, sau đó để tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Đổi 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Quãng đường ca nô đó đã đi được là:
16 x 2,25 = 36 (km)
Đáp số: 36km.
Công thức tính vận tốc
1. Vận tốc là gì?
Vận tốc là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị của vận tốc
Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
Vận tốc được sử dụng trong các trường hợp nào?
Vận tốc là đơn vị được sử dụng để đo nhanh hoặc chậm. Vậy nên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau trong cuộc sống. Một số trường hợp điển hình sử dụng vận tốc như: Đo lường tốc độ của xe cộ, tốc độ chạy hay tốc độ di chuyển vạn vật trong đời sống…
Sự khác biệt giữa tốc độ và vận tốc
Nhiều người thường nhầm lẫn vận tốc và tốc độ là 1. Nhưng thực tế, 2 đại lượng này hoàn toàn khác nhau.
Cơ sở để so sánh | Tốc độ | Vận tốc |
---|---|---|
Ý nghĩa | Tốc độ đề cập đến khoảng cách được bao phủ bởi một đối tượng trong đơn vị thời gian. | Vận tốc đề cập đến sự dịch chuyển của vật thể trong thời gian đơn vị. |
Xác định | Làm thế nào nhanh chóng một cái gì đó đang di chuyển? | Theo hướng nào một cái gì đó đang di chuyển? |
Số lượng | Số lượng vô hướng | Số lượng Vetor |
Chỉ ra | Sự nhanh chóng của đối tượng. | Nhanh chóng và vị trí của đối tượng. |
Tỷ lệ | Thay đổi khoảng cách | Thay đổi dịch chuyển |
Khi cơ thể trở về vị trí ban đầu | Sẽ không bằng không | Sẽ là số không |
Vật di chuyển | Tốc độ của đối tượng di chuyển không bao giờ có thể là tiêu cực. | Vận tốc của vật chuyển động có thể dương, âm hoặc bằng không. |
2. Công thức tính Vận tốc
Công thức tính vận tốc của một vật bằng quãng đường vật đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường.
v = S : t
Trong đó:
- v: vận tốc của vật
- s: quãng đường vật đi được
- t: thời gian đi hết quãng đường
Áp dụng từ công thức tính vận tốc chúng ta có thể dễ dàng tính được 2 đại lượng quãng đường và thời gian.
- Khi biết được vận tốc, thời gian ta có công thức tính quãng đường: s = v : t.
- Khi biết được vận tốc, quãng đường ta có công thức tính thời gian: t = s : v
3. Bài tập tính Vận tốc
Bài 1: Một ô tô khỏi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 154 km.
Cách giải
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
10 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 2 giờ 45 phút (hay 2,75 giờ)
Vận tốc của ô tô là:
154 : 2, 75 = 56 (km/giờ)
Bài 2: Quãng đường AB dài 135 km. Ô tô đi từ A đến B hết 2 giờ 30 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.
Giải:
Thời gian ô tô đi quãng đường AB (không kể thời gian nghỉ) là:
2 giờ 30 phút – 15 phút = 2 giờ 15 phút
Đổi: 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Vận tốc của ô tô là:
135 : 2,25 = 60 (km/giờ)
Bài 3: Cùng trên một quãng đường 24 km, ô tô đi hết 24 phút còn lại còn xe máy đi hết 36 phút. Hỏi vận tốc xe nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu km/h?
Giải:
Đổi 24 phút = 0,4 giờ
36 phút = 0,6 giờ
Vận tốc của ô tô là :
24 : 0,4 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
24 : 0,6 = 40 (km/giờ)
Vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy và lớn hơn là:
60 – 40 = 20 (km/ giờ)
Bài 4: Một ô tô đi từ A lúc 12 giờ 15 phút và đến B lúc 17 giờ 35 phút. Dọc đường ô tô nghỉ trong 1 giờ 5 phút . Hãy tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 170 km.
Giải:
Thời gian ô tô đi và nghỉ là:
17 giờ 35 phút - 12 giờ 15 phút = 5 giờ 20 phút
Thời gian ô tô đi là:
5 giờ 20 phút - 1 giờ 5 phút = 4 giờ 15 phút hay 4,25 giờ
Vận tốc của ô tô là:
170 : 4,25 = 40 (km/giờ)
Công thức tính thời gian
1. Thời gian là gì?
Thời gian là quãng đường đi được trong một đơn vị vận tốc.
2. Công thức tính Thời gian
t = s : v
Trong đó:
- v là vận tốc di chuyển
- s là quãng đường di chuyển
- t là thời gian di chuyển
Lưu ý:
Các đơn vị của quãng đường, vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau. Ví dụ vận tốc có đơn vị đo là km/giờ, thời gian có đơn vị là giờ thì quãng đường cũng phải có đơn vị là km.
Đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường. Ví dụ vận tốc có đơn vị là km/giờ, thời gian có đơn vị là phút thì ta phải đổi thời gian từ đơn vị phút sang đơn vị là giờ rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.
3. Bài tập tính Thời gian
Bài 1: Quãng đường AB dài 120 km . Lúc 7 giờ một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50 km /giờ và nghỉ trả khách 45 phút. Sau đó ô tô đi từ B về A với vận tốc 60km/giờ. Hỏi ô tô về đến A lúc mấy giờ?
Cách giải:
Thời gian ô tô đi đến B là:
120 : 50 = 2,4 (giờ)
2,4 giờ =2 giờ 24 phút
Ô tô đến B lúc:
7 giờ + 2 giờ 24 phút = 9 giờ 24 phút
Ô tô về A lúc:
9 giờ 24 phút + 45 phút = 10 giờ 9 phút
Thời gian về A là:
120 : 60 = 2 (giờ)
Ô tô về A lúc:
10 giờ 9 phút + 2 giờ = 12 giờ 9 phút
Đáp số: 12 giờ 9 phút
Bài 2: Quãng đường AB dài 99km. Một ô tô đi với vận tốc 45 km/giờ và đến B lúc 1 giờ 12 phút. Hỏi ô tô đó di từ A lúc mấy giờ, biết rằng dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.
Cách giải:
Thời gian ô tô đi quãng đường AB (không kể thời gian nghỉ) là:
99 : 45 = 2,2 (giờ) hay 2 giờ 12 phút
Thời gian ô tô đi (kể cả thời giạn nghỉ) là :
2 giờ 12 phút + 15 phút = 2 giờ 27 phút
Vậy ô tô đi từ A lúc :
11 giờ 12 phút – 2 giờ 27 phút = 8 giờ 45 phút
Bài 3: Một ô tô đi từ A với vận tốc 60km/ giờ và sau 1 giờ 30 phút thì đến B. Hỏi một xe máy có vận tốc bằng 3/5 vận tốc của ô tô thì phải mất bao nhiêu thời gian để đi được nửa quãng đường AB?
Cách giải:
Đổi 1 giờ 30 phút =1,5 giờ
Quãng đường AB dài là: 60 x 1,5=90 (km)
Nửa quãng đường AB dài là: 90 : 2 = 45 (km)
Vận tốc của xe máy là: 60 x 3/5 = 36(km/h)
Xe máy đi hết nửa quãng đường AB trong: 45 : 36 = 1,25 giờ
Đáp số: 1,25 giờ