Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống Tài liệu dạy thêm Vật lí 10 (Cả năm)
Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm tóm tắt toàn bộ kiến thức lí thuyết, sơ đồ tư duy và các dạng bài tập cơ bản và nâng cao có đáp án giải chi tiết kèm tự luyện.
Tài liệu dạy thêm Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Qua đó giúp giáo viên có thêm nhiều tư liệu giảng dạy, nhanh chóng soạn giáo án dạy học. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 Kết nối tri thức (Cả năm)
CHƯƠNG 1 . MỞ ĐẦU
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ
I. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VẬT LÍ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÝ
a. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí. các dạng vận động của VẬT CHẤT (chất, trường) và NĂNG LƯỢNG.
b. Các lĩnh vực nghiên cứu môn vật lí. Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối.
c. Mục tiêu của môn Vật lí. là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ. vi mô, vĩ mô.
- Cấp độ vi mô là cấp độ dùng để mô phỏng vật chất nhỏ bé
- Cấp độ vĩ mô là cấp độ dùng để mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất
Mục tiêu học tập môn Vật lí. Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính.
- Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí.
- Hiểu được các quy luật tự nhiên, vận dụng kiến thức kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó hình thành năng lực khoa học và công nghệ.
- Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÍ
- Giai đoạn 1. Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan. từ năm 350 trước Công nguyên đến thế kỉ XVI (tiền Vật lí). Năm 350TCN Aristotle dựa vào quan sát cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- Giai đoạn 2. Các nhà vật lí dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên. từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Vật lí cổ điển)
+ Năm 1600. Galilei tiến hành thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa
+ Năm 1687. Newton công bố các nguyên lí Toán học của triết học tự nhiên.
+ Năm 1785. Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học
+ Năm 1831. Faraday tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ
- Giai đoạn 3. Các nhà vật lí tập trung vào các mô hình lí thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng. Từ cuối thế kỉ XIX đến nay (Vật lí hiện đại)
+ Năm 1900. Plank xây dựng thuyết lượng tử.
+ Năm 1905. Einstein xây dựng thuyết tương đối.
+ Năm 1958. Ra đời lí thuyết và thực hành mạch IC
Lịch sử loài người đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên những kết quả nghiên cứu của Vật lí.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII). thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (thế kỉ XIX). là sự xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (những năm 70 của thế kỉ XX). là tự động hóa các quá trình sản xuất
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (đầu thế kỉ XXI). là sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu siêu nhỏ (nano); là sự xuất hiện các thiết bị thông minh.
Tuy nhiên, việc ứng dụng các thành tựu của vật lí vào công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho nhân loại mà còn có thể làm ô nhiễm môi trường sống, hủy hoại hệ sinh thái,… nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích.
3. VAI TRÒ CỦA VẬT LÍ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
- Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Vật lí ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người
- Kiến thức và thành tựu của vật lí được áp dụng trong mọi lĩnh vực để tạo ra được kết quả tối ưu nhất.
a. Vật lí đối với đời sống. tri thức vật lí giúp con người giải thích các hiện tượng tự nhiên, là cơ sở khoa học để chế tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của các vật dụng trong đời sống hàng ngày.
b. Vật lí đối với thông tin liên lạc. internet kết hợp với điện thoại thông minh và các thiết bị công nghệ giúp tin tức được truyền đi nhanh chóng đến mọi nơi trên thế giới.
c. Vật lí với y tế. nhờ các thành tựu của vật lí như chụp X – Quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, xạ trị…giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh đạt kết quả cao, nâng cao sức khỏe con người.
d. Vật lí đối với nông nghiệp. Việc ứng dụng những thành tựu của vật lí đã chuyển đổi phương thức canh tác thủ công sang tự động hóa nhằm giải phóng sức lao động và tăng năng suất cây trồng.
e. Vật lí với công nghiệp. Vật lí là động lực của các cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện nay nền công nghiệp đang bước vào thời kì 4.0 với cốt lõi là IoT và điện toán đám mây.
f. Vật lí với nghiên cứu khoa học. Vật lí đã giúp cải tiến các thiết bị và phương pháp nghiên cứu giúp loài người có thể hiểu sâu hơn về vật chất, năng lượng và vũ trụ.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẬT LÍ
a. Phương pháp thực nghiệm. dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó. Kết quả mới này cần được giải thích bằng lí thuyết đã biết hoặc li thuyết mới.
b. Phương pháp mô hình. sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. Kết quả mới này cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Có 3 loại mô hình thường dùng ở trường phổ thông. Mô hình vật chất, mô hình lí thuyết, mô hình toán học
Chú ý. Hai phương pháp thực nghiệm và mô hình hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
SƠ ĐỒ TÓM TẮT KIẾN THỨC
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. Chủ đề. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí và mục tiêu của môn Vật lí
Hãy điền các từ khóa sau đây vào chỗ trống cho thích hợp. đa dạng, khám phá, giải quyết, thực nghiệm, năng lực, vận động.
(Các từ khóa trên được sử dụng cho các câu từ 1 đến 5)
Câu 1. Vật lí là môn “khoa học ..........................”.
Câu 2. Vật lí có đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng ................... của vật chất (chất, trường), năng lượng.
Câu 3. Một trong các biểu hiện của sự hình thành và phát triển năng lực vật lí là. ...........(a)............. được kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá, ..............(b)............... các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.
Câu 4. Các lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí rất .........................., từ Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học đến Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối.
Câu 5. Mục tiêu học tập môn Vật lí là. Giúp học sinh hình thành, phát triển .......................... vật lí.
Hướng dẫn giải.
1. thực nghiệm 2. vận động
3a. vận dụng 3b. giải quyết
4. đa dạng 5. năng lực
Câu 6. Sau khi học tập môn vật lí sẽ giúp ích gì cho bản thân mỗi học sinh?
Hướng dẫn giải
Mục tiêu học tập môn Vật lí. Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính.
· Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí.
· Hiểu được các quy luật tự nhiên, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
· Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
Câu 7. Trình bày một số nội dung sau.
a. Đối tượng nghiên cứu của vật lí?
b. Các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí?
c. Mục tiêu của môn vật lí
Hướng dẫn giải
a. Đối tượng nghiên cứu của vật lí là các dạng vận động của VẬT CHẤT (chất, trường) và NĂNG LƯỢNG.
b. Các lĩnh vực nghiên cứu môn vật lí. Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối, Thiên văn học
c. Mục tiêu của môn Vật lí. là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ. vi mô, vĩ mô.
...........
Tải file tài liệu để xem thêm Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 Kết nối tri thức