1234 câu hỏi trắc nghiệm Toán học lớp 10 (Có đáp án) Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 10

TOP 1234 câu hỏi trắc nghiệm Toán 10 là tài liệu cực kì hữu ích bao gồm 8 chuyên đề khác nhau. Trong mỗi chuyên đề có các dạng bài tập kèm theo lời giải chi tiết giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập củng cố kiến thức để học tốt môn Toán 10.

1234 câu hỏi trắc nghiệm Toán 10 được biên soạn theo từng chủ đề kiến thức khác nhau và được gắn ID dựa vào các mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Tài liệu trình bày dưới dạng File Word rất đẹp mắt, các thầy cô, em học sinh tải về ôn luyện đề rất dễ dàng. Đây cũng là tài liệu rất hay để các bạn lớp 12 ôn luyện. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Bài tập trắc nghiệm Toán 10, mời các bạn cùng theo dõi.

TOP 1234 câu hỏi trắc nghiệm Toán 10 Có đáp án

Câu 1: [0D1-1] Cho mệnh đề: \forall x \in \mathbb{R}, x^{2}+3 x+5>0. Mệnh đề phủ định của mệnh đề trên là

A. \forall x \in \mathbb{R}, x^{2}+3 x+5 \leq 0

B. \exists x \in \mathbb{R}, x^{2}+3 x+5 \leq 0

C. \forall x \in \mathbb{R}, x^{2}+3 x+5<0

D. \exists x \in \mathbb{R}, x^{2}+3 x+5>0

Câu 2. [0D1-1] Cho tập hợp A=[-\sqrt{3} ; \sqrt{5}). Tập hợp C_{\mathrm{R}} A bằng

A. (-\infty ;-\sqrt{3}] \cup(\sqrt{5} ;+\infty)

B. (-\infty ;-\sqrt{3}) \cup(\sqrt{5} ;+\infty)

C. (-\infty ;-\sqrt{3}] \cup[\sqrt{5} ;+\infty)

D. (-\infty ;-\sqrt{3}) \cup[\sqrt{5} ;+\infty)

Câu 3. [0D1-3] Tìm mệnh đề sai

A. \forall x ; x^{2}+2 x+3>0

B. \forall x, x^{2} \geq x

C. \exists x ; x^{2}+5 x+6=0

D. \exists x ; x<\frac{1}{x}

Câu 4. [0D1-3] Tìm mệnh đề đúng.

A. \exists x ; x^{2}+3=0

B. \exists x ; x^{4}+3 x^{2}+2=0

C. \forall x \in \mathbb{Z} ; x^{5}>\mathrm{x}^{2}

D. \forall n \in \mathbb{N} ;\left((2 n+1)^{2}-1\right): 4

Câu 5. [0D1-1] Phát biểu nào sau đây là một mệnh đề?

A. Mùa thu Hà Nội đẹp quá!

B. Bạn có đi học không?

C. Đề thi môn Toán khó quá!

D. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.

Câu 6. [0D1-1] Cho A=\left\{x \in \mathbb{N}^{*}, x<10, x \vdots 3\right\}. Chọn khẳng định đúng.

A. A có 4 phần tử.

B. A có 3 phần tử.

C. A có 5 phần tử.

D. A có 2 phần tử.

Câu 7. [0D1-1] Tập (-\infty ;-3) \cap[-5 ; 2) bằng

A. [-5 ;-3)

B. (-\infty ;-5]

C. (-\infty ;-2)

D. (-3 ;-2)

Câu 8. [0D1-1] Cho tập hợp A=\{a, b, c, d\}. Tập A có mấy tập con?

A. 15                              B. 12

C. 16                            D. 10

Câu 9. [0D1-1] Cho mệnh đề \forall x \in \mathbb{R}, x^{2}-x+7<0. Hỏi mệnh đề nào là mệnh đề phủ định của mệnh đề trên?

A. \forall x \in \mathbb{R}, x^{2}-x+7>0

B. \nexists x \in \mathbb{R}, x^{2}-x+7<0

C. \exists x \in \mathbb{R}, x^{2}-x+7 \geq 0

D. \exists x \in \mathbb{R}, x^{2}-x+7 \leq 0

Câu 10. [0D1-1] Câu nào sau đây không là mệnh đề?

A. Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
B. 3<1
C. 4-5=1
D. Bạn học giỏi quá!

Câu 11. [0D1-1] Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề: \forall x \in \mathbb{R}, x^{2}+x+5>0

A. \exists x \in \mathbb{R}, x^{2}+x+5<0

B. \forall x \in \mathbb{R}, x^{2}+x+5<0

C. \forall x \in \mathbb{R}, x^{2}+x+5 \leq 0

D. \exists x \in \mathbb{R}, x^{2}+x+5 \leq 0

Câu 12. [0D1-1] Hình vẽ sau đây (phần không bị gạch) là biểu diễn của tập hợp nào?

A. (-\infty ;-2) \cup[5 ;+\infty)

B. (-\infty ;-2) \cup(5 ;+\infty)

C. (-\infty ;-2] \cup(5 ;+\infty)

D. (-\infty ;-2] \cup[5 ;+\infty)

Câu 13. [0D1-1] Kết quả của [-4 ; 1) \cup(-2 ; 3]

A. (-2 ; 1)

B. [-4;3]

C. (-4;2]

D. (1;3]

Câu 14. [0D1-1] Khi sử dụng máy tính bỏ túi với 10 chữ số thập phân ta được: \sqrt{8}=2,828427125 . Giá trị gần đúng của \sqrt{8} chính xác đến hàng phần trăm là

A. 2,81                      B. 2,80

C. 2,82                       D. 2,83

Câu 15. [0D1-1] Cho mệnh đề chứa biến P(x): 3 x+5 \leq x^{2}  với x là số thực. Mệnh đề nào sau đây là đúng:

A. P(3)                       B. P(4)

C. P(1)                       D. P(5)

Câu 16. [0D1-1] Cho tập A=\{0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8\} ; B=\{3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7\}. Tập A \backslash B

A. \{0 ; 6 ; 8\}

B. \{0 ; 2 ; 8\}

C. \{3 ; 6 ; 7\}

D. \{0 ; 2\}

Câu 17. [0D1-1] Mệnh đề nào dưới đây sai?

A. x(1-2 x) \leq \frac{1}{8}, \forall x

B. x^{2}+2+\frac{1}{x^{2}+2}>\frac{5}{2}, \forall x

C. \frac{x^{2}-x+1}{x^{2}+x+1} \geq \frac{1}{3}, \forall x

D. \frac{x}{x^{2}+1} \leq \frac{1}{2}, \forall x

Câu 18. [0D1-1] Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề \forall x \in \mathbb{R}: x^{2}>x

A. \forall x \in \mathbb{R}: x^{2} \leq x

B. \exists x \in \mathbb{R}: x^{2}>x

C. \exists x \in \mathbb{R}: x^{2} \leq x

D. \exists x \in \mathbb{R}: x^{2} < x

Câu 19. [0D1-1] Cho các phát biểu sau đây:

(I): “17 là số nguyên tố”
(II): “Tam giác vuông có một đường trung tuyến bằng nửa cạnh huyền”
(III): “Các em C14 hãy cố gắng học tập thật tốt nhé !”
(IV): “Mọi hình chữ nhật đều nội tiếp được đường tròn”

Hỏi có bao nhiêu phát biểu là một đề?

A. 4                             B. 3

C. 2                        D. 1

Câu 20. [0D1-1] Cho định lí “Nếu hai tam giác bằng nhau thì diện tích chúng bằng nhau”. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần để diện tích chúng bằng nhau.
B. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần và đủ để chúng có diện tích bằng nhau.
C. Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện đủ để chúng bằng nhau.
D. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để diện tích chúng bằng nhau.

Câu 21. [0D1-1] Cho mệnh đề “Có một học sinh trong lớp C4 không chấp hành luật giao thông”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề này là

A. Không có học sinh nào trong lớp C4 chấp hành luật giao thông.
B. Mọi học sinh trong lớp C4 đều chấp hành luật giao thông.
C. Có một học sinh trong lớp C4 chấp hành luật giao thông.
D. Mọi học sinh trong lớp C4 không chấp hành luật giao thông.

............................................

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Tìm thêm: Toán 10
Sắp xếp theo