Cài đặt Windows bằng USB cực đơn giản
Sử dụng USB cài win cho máy tính có nhiều ưu điểm và linh hoạt hơn so với dùng đĩa cứng như trước đây. Trong bài viết này, các bạn sẽ làm quen với cách dùng USB cài win cho máy tính. Cụ thể ở đây, chúng ta sẽ sử dụng USB Boot tạo bằng Rufus.
Cách tải file ISO Windows 7, ISO Windows XP từ Microsoft
Cách tải file ISO của Windows 10 hiệu quả
Sử dụng chính USB để cài win cho máy tính sẽ giúp hạn chế các rủi ro và vấn đề lỗi như khi sử dụng đĩa cài truyền thống như trước đây.
Dùng USB cài win máy tính
Điều kiện thực hiện:
- Có USB cài Win (có chứa sẵn hệ điều hành cần cài cho máy tính). Xem bài "Cách tạo USB Boot, USB cài Win bằng Rufus".
- Kiểm tra dung lượng các ổ đĩa để xác định đâu là ổ chứa hệ điều hành, đâu là ổ chứa dữ liệu thông thường.
Bước 1: Kết nối USB với máy tính cần cài đặt win, sau đó khởi động lại máy.
Bước 2: Trong khi máy khởi động lại, các bạn nhấn phím tắt để truy cập vào Boot menu. Mỗi máy tính khác nhau sẽ có những phím khác nhau (các bạn xem lại bài "Tổng hợp phím tắt truy cập Boot Option" để biết máy tính của mình sử dụng phím nào?).
Sau khi Boot Options hiển thị, các bạn sử dụng cụm phím mũi tên để di chuyển vùng chọn. Cụ thể:
Nếu máy Boot theo chuẩn Lagecy, chọn tên của USB hoặc USB storage device, USB Flash Drive, USB-HDD hoặc Hard Disk / tên USB.
Các bạn có thể tham khảo một số hình ảnh boot theo chuẩn Legacy sau đây:
Nếu máy Boot theo chuẩn UEFI, chọn UEFI_tên USB.
Hoặc như thế này.
Các bạn chú ý:
Nếu không vào được cài đặt, có thể thoát ra và lần lượt chọn từng mục có "USB" để thử cho tới khi thành công, giống như hình dưới đây.
Có một vài trường hợp, nếu trong quá trình thực hiện, các bạn thấy có thông báo "Press any key to boot from CD or USB" thì chỉ cần Enter là được.
Bước 3: Khi khởi động USB boot thành công, màn hình máy tính sẽ hiển thị lên giống hình dưới, chúng ta lần lượt chọn ngôn ngữ cần sử dụng.
Và chọn múi giờ Quốc gia Việt Nam rồi nhấn vào Next.
Bước 4: Click vào Install Now.
Bước 5: Đánh dấu tick vào mục "I accept the license terms", sau đó Next.
Bước 6: Chọn chế độ cài "Custom"
Bước 7: Đây là bước quan trọng nhất. Hãy chọn Driver Options (advanced) để làm hiển thị các tùy chọn với ổ đĩa.
Các tùy chọn này bao gồm:
- Tên ổ, dung lượng, còn trống... trong khung màu đỏ.
- Xóa hoặc format ổ: Khung màu xanh.
Quan sát trong bảng bên dưới và so sánh dung lượng các ổ với dung lượng trước khi tiến hành để nhận ra đâu là ổ C:\? Sau khi nhận ra, click chuột trái vào đó và để ý xem ở dưới có thông báo lỗi nào không?
Nếu có thông báo "Windows can't be installed on drive 0 partition 2 (Show details)" thì các bạn click vào thông báo đó xem chi tiết lỗi là gì? Nếu phần bên trong thông báo lỗi là "Windows cannot be installed to this disk. The selected disk há an MBR partition table. On UEFI systems, Windows can only be installed to GPT disks" thì các bạn cần phải thực hiện lại thao tác tạo chuẩn USB (đổi Legacy sang UEFI và ngược lại).
Bước 8: Còn với những lỗi khác thì chúng ta bỏ qua, tiến hành như bình thường. Chọn ổ đã xác định là ổ C:\ và xóa (Delete) nó đi.
Nhấp chọn OK ở thông báo hiện ra sau đó.
Bước 9: Tìm các ổ có dung lượng dưới 1GB xóa tiếp tục xóa chúng đi (nếu có).
Bước 10: Nhấn chuột trái vào ổ này (Unallocated Space) để cài đặt win cho máy. Với những máy có nhiều phân vùng "Unallocated Space", tốt nhất bạn nên chọn cái nào có dung lượng lớn hơn, sau đó Next.
Lúc này quá trình cài đặt tự động diễn ra, các bạn cứ kệ máy chạy trong khoảng 20 - 30 phút, sau khi máy khởi động lại thì rút USB ra.
Khi khởi động trở lại, máy sẽ tiếp tục cài đặt tự động và lại "restart" tiếp lần thứ 2.
Cứ để máy tính tự động chạy, không cần can thiệp thêm bất cứ thao tác nào.
Tới bước này, các bạn đặt tên người dùng (User name) và tên máy tính (computer name), sau đó click vào Next ở dưới.
Mật khẩu cho máy tính có thể sẽ rất quan trọng vì hạn chế được những kẻ tò mò hoặc khi bạn ra ngoài nhưng vẫn mở máy tính. Nhập mật khẩu vào ô Type a password và nhập lại lần nữa ở Retype your password.
Dòng Type a password hint là mật khẩu gợi ý, khi nhập sai mật khẩu mở máy bên trên, mật khẩu này sẽ xuất hiện. Còn nếu muốn để trống máy, không cần pass thì nhấp luôn vào Next.
Bỏ dấu tick trong mục "Automatically activate Windows when I'm online" rồi Next tiếp.
Hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn máy tính tự động cập nhật không, với ba tùy chọn:
- Use recommend settings: Chỉ cập nhật những phần mềm được cảnh báo.
- Install important updates only: Chỉ cập nhật những chương trình quan trọng.
- Ask me later: Hỏi lại sau.
Ở đây chọn mục thứ ba.
Chọn múi giờ là "(UTC +07:00) Bangkok, Hanoi, Jakata". Hoặc có thể nhấp vào biểu tượng mũi tên và tìm múi giờ này trong danh sách hiện ra, tiếp tục Next.
Và hoàn thành!
Chúc các bạn thực hiện thành công!
_Nguồn: Internet_