Cách thiết lập mạng WiFi gia đình

Thiết lập bộ phát WiFi và kết nối thiết bị trong 12 bước

Thiết lập mạng WiFi rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện 1 vài bước là xong. Đối với người dùng mới, công việc này có vẻ phức tạp nhưng chỉ với 12 bước nhanh gọn dưới đây, bạn có thể tự mình thiết lập mạng không dây gia đình mà không cần tới sự hỗ trợ của kỹ thuật viên.

Để cài đặt mạng không dây trong gia đình, trước tiên bạn cần 1 bộ phát WiFi (WiFi Router), 1 chiếc máy tính để bàn hay Laptop có hỗ trợ kết nối không dây, Modem (cáp, cáp quang, DSL...) và 2 dây cáp Ethernet chuẩn.

Làm theo hướng dẫn bên dưới để thiết lập bộ phát WiFi, cấu hình và tăng cường tính bảo mật khi kết nối, kết nối với máy tính và các thiết bị di động để sử dụng mạng WiFi cho việc duyệt web, đăng nhập Facebook, chơi game online...

Lưu ý: nếu bộ phát WiFi và các thiết bị khác có hỗ trợ WiFi Protected Setup (WPS), bạn có thể kết nối và cấu hình chúng bằng 1 nút bấm. Tuy nhiên, thiết lập WPS trên Router lại ẩn chứa rủi ro lớn về mặt bảo mật.

Thiết lập mạng WiFi gia đình

Cách thiết lập mạng không dây gia đình

Bạn chỉ mất khoảng 20 phút cho công việc này và sẽ trải qua 12 bước vô cùng đơn giản. Hãy thực hiện theo đúng thứ tự liệt kê bên dưới.

  1. Tìm vị trí đẹp trong ngôi nhà để đặt bộ phát WiFi. Thông thường, bạn nên chọn vị trí trung tâm, thông thoáng, không bị cản trở quá nhiều nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc phát sóng. Tường, cửa sổ hay lò vi sóng là những thứ không tốt cho sóng WiFi, vì thế hãy tránh xa chúng.
  2. Tắt Modem. Tắt Modem cáp hoặc DSL từ nhà mạng trước khi kết nối với thiết bị.
  3. Kết nối bộ phát WiFi với Modem. Cắm cáp Ethernet (thường được bán kèm bộ phát) vào cổng WAN của bộ phát và đầu còn lại cắm vào Modem.
  4. Kết nối Laptop hoặc máy tính để bàn với bộ phát WiFi. Cắm 1 đầu cáp Ethernet còn lại vào cổng LAN của bộ phát và đầu còn lại vào cổng mạng máy tính.
  5. Bật nguồn mạng, nguồn bộ phát và máy tính. Bật theo đúng thứ tự vừa liệt kê.
  6. Truy cập trang web quản lý bộ phát WiFi mà bạn đang sử dụng. Mở trình duyệt và nhập địa chỉ IP của trang quản lý bộ phát. Thông tin này thường có trong tài liệu bán kèm bộ phát (địa chỉ IP có dạng 192.168.1.1). Thông tin đăng nhập cũng có trong sách hướng dẫn.
  7. Thay đổi mật khẩu quản trị mặc định (và cả tên mạng WiFi nếu muốn) cho bộ phát WiFi. Thiết lập này thường nằm trong thẻ hay mục có tên Administration. Nên nhớ, bạn cần dùng mật khẩu mạnh để bảo mật nhưng cũng phải dễ nhớ.
  8. Bảo mật WPA2. Đây là bước khá quan trọng. Thiết lập này nằm trong mục Wireless Security, trong đó người dùng sẽ chọn loại mã hóa và nhập mật khẩu tối thiểu 8 ký tự - số lượng ký tự càng nhiều thì độ bảo mật càng cao. WPA2 là giao thức mã hóa không dây bậc cao nhất hiện nay, mạnh hơn cả WEP. Bạn có thể dùng WPA hoặc chế độ kết hợp WPA/WPA2 nếu đang dùng bộ phát WiFi cũ. WPA-AES là kiểu mã hóa mạnh nhất tính đến thời điểm này.
  9. Thay đổi tên mạng WiFi (SSID). Để giúp bạn dễ dàng xác định mạng gia đình mình, hãy chọn tên mô tả cho SSID (Service Set Identifier) trong mục thông tin mạng.
  10. Tùy chọn - thay đổi kênh không dây: nếu đang ở khu vực có quá nhiều mạng WiFi, bạn có thể hạn chế bớt nhiễu kênh bằng cách thay đổi kênh không dây từ bộ phát của mình sang dạng mà ít mạng sử dụng. Lúc này, hãy dùng ứng dụng phân tích WiFi trên smartphone để tìm kênh ít người dùng nhất hoặc sử dụng bản dùng thử hay lỗi (thử kênh 1, 6 hoặc 11 và xem chúng có bị trùng không).
  11. Cài đặt bộ tiếp hợp không dây trên máy tính. Sau khi lưu các thiết lập cấu hình trên bộ phát WiFi, bạn có thể tháo cáp kết nối giữa máy tính với bộ phát. Sau đó cắm bộ tiếp hợp không dây dạng USB hoặc thẻ PC vào Laptop, trong trường hợp chưa cài đặt hay tích hợp sẵn bộ tiếp hợp không dây nào. Máy tính của bạn sẽ tự động cài đặt driver hoặc bạn phải dùng đĩa CD cài đặt để thiết lập.
  12. Cuối cùng, kết nối với mạng WiFi mới. Trên máy tính hoặc các thiết bị hỗ trợ WiFi như smartphone, tablet, tìm mạng vừa cài đặt theo tên gọi và kết nối tức thời. Khi trên máy báo cột sóng WiFi nghĩa là thiết bị đã có mạng, sẵn sàng cho việc lướt web, truy cập Facebook, chơi game online, nghe nhạc... và rất nhiều thao tác, trò giải trí khác trên mạng Internet.
  • 1.510 lượt xem
Cập nhật: 21/03/2017
Xem thêm: WiFi Gia đình
Sắp xếp theo