Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 năm 2016-2017 theo Thông tư 22 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 năm 2016-2017 được biên soạn theo Thông tư 22 có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho bài thi giữa kì 1 đạt kết quả cao. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các thầy cô giáo, giúp các thầy cô có thêm tài liệu ra đề thi. Sau đây mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo và tải về.

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5

PHÒNG GD-ĐT HOÀI ÂN

TRƯỜNG TH SỐ 2 ÂN ĐỨC

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC: 2016 - 2017

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4

I. Đọc thầm

Đọc thầm bài "Kì diệu rừng xanh". (Sách TV 5, tập I – Trang 75). Sau đó chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?

a. Thấy vạc nấm rừng như một thành phố nấm.
b. Mỗi chiếc như một lâu đài kiến trúc tân kì và bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào vương quốc những người tí hon.
c. Cả 2 ý trên.

Câu 2: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

a. Cảnh vật trở nên sống động hơn.
b. Cảnh vật trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
c. Cảnh vật cụ thể, rõ và có chiều sâu.

Câu 3: Vì sao cảnh rừng trở nên sống động , đầy những điều bất ngờ và kì thú?

a. Vì Có những cây nấm rừng.
b. Vì tác giả xuất hiện như một người khổng lồ.
c. Vì sự có mặt của muông thú trong rừng và sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của chúng.

Câu 4: Rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi" vì sao?

a. Vì lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc.
b. Vì những con mang có lông vàng, nắng cũng vàng rực...
c. Cả 2 ý trên.

Câu 5: Chủ ngữ của câu: "Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân." là:

a. Đền đài
b. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ
c. Đền đài, miếu mạo, cung điện

Câu 6: Vị ngữ trong câu sau "Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì." là:

a. Kiến trúc tân kì
b. Một lâu đài kiến trúc tân kì
c. Là một lâu đài kiến trúc tân kì

Câu 7: Dưới chân tác giả có nhiều chiếc nấm. Ở chân trời lúc này toàn một màu vàng. Từ "chân" ở 2 câu trên là từ:

a. Từ đồng nghĩa
b. Từ đồng âm
c. Từ nhiều nghĩa.

Câu 8: Mấy con mang vàng đang ăn cỏ non. Tác giả mang một tâm trạng đầy sung sướng, tự hào khi vào thăm rừng khộp. Từ "mang" ở 2 câu trên là từ:

a. Từ nhiều nghĩa.
b. Từ đồng âm.
c. Từ đồng nghĩa

Câu 9: Tôi có cảm giác mình mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Từ "khổng lồ" và từ "tí hon'' là 2 từ:

a. Từ nhiều nghĩa
b. Từ đồng nghĩa
c. Từ trái nghĩa

Câu 10: Dòng nào dưới đây chỉ có từ láy:

a. Hối hả, lúp xúp, đền đài, giữ gìn, rào rào, thưa thớt.
b. Hối hả, lúp xúp, len lách, mải miết, rào rào, thưa thớt.
c. Hối hả, san sát, đền đài, cuối cùng, giữ gìn.

II. Phần đọc tiếng: (Thời gian đọc 1 phút /1 HS)

(GV cho HS bốc thăm 1 trong 3 bài sau rồi yêu cầu các em đọc một đoạn và trả lời câu hỏi)

Bài 1: Sự sụp đổ của chế độ A - pác - thai. (Sách Tiếng Việt 5, tập 1 – trang 54)

Đọc đoạn: (Từ đầu...đến...dân chủ nào.)

Câu hỏi: Dưới chế độ A- pác - thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

Trả lời: Phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống, chữa bệnh ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do dân chủ nào.

Bài 2: Những người bạn tốt. (Sách Tiếng Việt 5, tập 1 – trang 64)

Đọc đoạn: (Từ đầu ... đến ...về đất liền).

Câu hỏi: Vì sao nghệ sĩ A- ri - ôn phải nhảy xuống biển?

Trả lời: Vì bọn thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.

Bài 3: Kì diệu rừng xanh. ( Sách Tiếng Việt 5, tập1- trang 75)

Đọc đoạn: (Từ đầu...đến...nhìn theo)

Câu hỏi: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?

Trả lời: Thấy vạc nấm như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô vương quốc của những người tí hon với những đền dài miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

III. Chính tả: (5 điểm). Thời gian viết 15 phút.

Bài viết: Những người bạn tốt. (Sách Tiếng Việt 5, tập 1- trang 64-65 )

Viết đề bài và đoạn: (Hai hôm sau, bọn cướp mới về đến đất liền đến loài cá thông minh).

IV. Tập làm văn: Thời gian làm bài: 40 phút.

Đề bài: Ở địa phương em có nhiều cảnh đẹp như: cánh đồng, con đường quen thuộc, ngôi trường.... Em hãy tả một cảnh đẹp đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm.

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

Câu 1. (1điểm) Số thập phân gồm có: "Hai đơn vị, một phần trăm và sáu phần nghìn", được viết là?

A. 2,160 B. 20,16 C. 2,016 D. 2,106

Câu 2. (1 điểm) Chữ số 7 trong số 9,674 có giá trị là?

A. 70 B. 7 C. 7/100 D. 7/1000

Câu 3 (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Giá trị của biểu thức: 2016 - 225 : 25 × 37 là:.................

Câu 4 (1 điểm) 18,9 + 9,24 = .... Kết quả đúng là:

A.111,3 B.11,13 C. 281,24 D. 28,14

Câu 5 (1 điểm) 2015m2 = ..........ha. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là?

A. 0,2015 B. 2,015

C. 20,15 D. 201,5

Câu 6. (1 điểm). Một hình chữ nhật có chiều dài 29,25 dm, chiều rộng kém chiều dài 18,5 dm. Hỏi chu vi hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu dm?

Câu 7. (2 điểm). Một nhóm thợ nề có 12 người dự định xây xong một căn nhà trong 45 ngày. Nay muốn xây xong căn nhà đó trong 30 ngày thì cần phải có bao nhiêu người thợ như vậy?

(Sức làm của mỗi người thợ nề là như nhau)?

Câu 8. (2 điểm). Lớp 5B có 32 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số bạn nam là 6 bạn. Hỏi lớp 5B có bao nhiêu bạn nữ, bao nhiêu bạn nam?

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO GIÁ RAI

Trường Tiểu học Tân Hiệp B

BỘ ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2016 - 2017

MÔN TIẾNG VIỆT- Phần đọc thầm

(Thời gian 25 phút không kể thời gian giao đề)

I/ Em hãy đọc thầm đoạn văn dưới đây:

Cảnh đông con

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.

(THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê)

II/ Hãy khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất:

1/ Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:

A. Nhà cửa lụp xụp, ăn đói, mặc rách.
B. Nhà cửa lụp xụp.
C. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.
D. Các con đi mót lúa.

2/ Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:

A. Ruộng của nhà bác Lê.
B. Đi làm mướn, lượm mót.
C. Đồng lương của bác Lê.
D. Đi xin ăn.

3/ Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói:

A. Bác Lê lười lao động.
B. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau.
C. Bị thiên tai, mất mùa.
D. Gia đình không có ruộng, đông con.

4/ Trạng ngữ "Từ sáng sớm tinh sương" dùng để chỉ?

A. Nguyên nhân.
B. Thời gian.
C. Mục đích.
D. Nơi chốn.

5/ Chủ ngữ trong câu: "Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn." là:

A. Mùa nực
B. Mùa rét
C. Bác ta
D. Bác ta phải trở dậy

6/ Từ trái nghĩa với cực khổ là:

A. Khổ cực
B. Siêng năng.
C. Lười biếng.
D. Sung sướng.

II/ Em hãy làm bài tập sau:

1/ Các từ "đồng xu, cánh đồng" thuộc dạng từ nào? Em hãy giải thích nghĩa của từ: Cánh đồng?

2 / Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

Phần I

Mỗi bài dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D. Là kết quả tính, em hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.

1/ a/ Chữ số 7 trong 181,0075 có giá trị là:

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5

b/ Hỗn số Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 viết dưới dạng số thập phân là:

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5

2/ Cho các số thập phân: 41,17; 41,09; 40,99; 41,117, 40,09.

a/ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

A. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11. B. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11.

C. 40,09; 40,99; 41,11; 41,09. D. 40,09; 41,11; 40,99; 41,09.

b/ Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:

A. 41,11; 41,09; 40,99; 40,09. B. 40,09; 40,99; 41,09; 41,11.

C. 40,09; 40,99; 41,11; 41,09. D. 40,09; 41,11; 40,99; 41,09.

3/ Kết quả của phép tính:

a/ 143,87 + 92,05 = ..............?

A. 235,82 B. 235,92 C. 252,92 D. 2529,2

b/ 725,65 + 21,596 = ..............?

A. 756,256 B. 746,246 C. 747,246 D. 748,256

4/ a/ 75,04 + 15,46 + 135, 27 = ...........? Có kết quả là:

A. 22,477 B. 224,67 C. 224,77 D. 225,77

5/ Số thích hợp để điền vào dấu chấm của:

a/ 345 cm = ....................dm là:

A. 34,5 B . 34,05 C. 34,005 D. 3,45

b/ 14m2 3dm2 = .................m2 là:

A . 0,143 B . 1,43 C. 14,03 D. 143

Phần II: Làm các bài tập sau

1/ Tìm x biết:

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5

2/ Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 42m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng.

3/ Có một số lượng gạo dự trù đủ cho 12 người ăn trong 20 ngày, vì có thêm 4 người cùng ăn số gạo đó. Hỏi lượng gạo đó ăn được bao nhiêu ngày. (mức ăn mọi người như nhau)

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 602
  • Lượt xem: 7.491
  • Dung lượng: 175,8 KB
Tìm thêm: Toán Lớp 5
Sắp xếp theo